• April 19, 2024

Sử dụng công nghệ để mở rộng kinh doanh – Kelly Trần, GĐ đổi mới Pizza 4P’s| Vietnam Innovators EP10

Xin chào mọi người. Chúng ta lại đến với phòng Radio của Vietcetera để thực hiện số tuần này của series Vietnam Innovators. Thực ra đây là số đầu tiên chúng tôi quay cho năm mới. Vậy nên chúc mọi người có một năm mới vui vẻ. Hôm nay chúng ta chào đón K

Xin chào mọi người. Chúng ta lại đến với phòng Radio của Vietcetera để thực hiện số tuần này của series Vietnam Innovators. Thực ra đây là số đầu tiên chúng tôi quay cho năm mới. Vậy nên chúc mọi người có một năm mới vui vẻ. Hôm nay chúng ta chào đón Kelly Trần đến từ thương hiệu pizza được nhiều người yêu mến Pizza 4P’s. Theo tôi, họ mang đến những chiếc pizza ngon nhất thế giới. Tôi biết đây là một tuyên bố đầy tham vọng. Và tôi..à không Kelly sẽ giải thích nhiều hơn về điều này. Kelly Trần, vị khách của chúng ta ngày hôm nay, cô ấy là Chief Technology Officer và Chief Innovation Officer của Pizza 4P’s.

Có thể bạn sẽ tự hỏi: “Công nghệ và Cải tiến đóng vai trò gì trong ngành F&B?” Chúng ta hãy nghe câu trả lời từ Kelly, người đang dẫn đầu những công tác này tại Pizza 4P’s. Kelly, chào mừng chị đến với phòng Radio của Vietcetera sáng nay. Thật vinh hạnh được đón tiếp chị lần nữa. Để khởi đầu chương trình, xin chị hãy chia sẻ chị là ai, công việc của chị ở Pizza 4P’s và Công nghệ và Cải tiến có ý nghĩa gì với thương hiệu Pizza 4P’s. Vâng, cảm ơn bạn đã mời tôi tham dự tập này. Tôi rất nóng lòng để chia sẻ với mọi người một số việc mà chúng tôi đang làm tại Pizza 4P’s. Bạn là “fan” của podcast đúng không? Tôi cũng rất thích nghe podcast.

Tôi hi vọng sẽ thấy mô hình này phát triển hơn ở Việt Nam. Nó mang tính sáng tạo cao. Chị là một trong mười vị khách đầu tiên của chương trình. Các vị khách trước đều rất tuyệt vời. Vâng thì, tôi là Kelly Trần. Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp trường trung học ở Việt Nam Tôi chuyển đến Mỹ để theo học ngành Khoa học Máy tính. Tôi đã dành cả đời mình để học về Khoa học Máy tính. Tôi không muốn làm gì khác ngoài Khoa học Máy tính cả. Nên tôi tiếp tục theo đuổi đam mê đó ở Mỹ. Tôi tốt nghiệp cả Cử nhân lẫn Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính. Cả hai đều là ở University of Oklahoma.

Sau đó tôi có thực hiện nhiều nghiên cứu tại UT Austin, Harvard, MIT. Mấy nghiên cứu đó khá là hay ho. Chúng nghiên về mảng học thuật nhiều hơn hay ? Chuyện dài lắm nhưng mà Thực ra tôi đã từng thỉnh giảng ở Harvard một năm. Và nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là làm thế nào để Harvard có thể khiến nhiều sinh viên MBA tham gia lĩnh vực Công nghệ hơn. Lời giải đáp cho vấn đề này là Product Management . Làm thế nào để các sinh viên MBA có thể trở thành Product Manager của những sản phẩm tiên tiến nhất trên thế giới. Vậy nên họ thiết kế chương trình học Product Management 101. Và tôi là một trong các giảng viên.

Tôi là một trong các giảng viên. Tôi làm việc với Harvard Innovation Lab và Harvard Business School Và mở 8 công ty khác nhau. Các học sinh của tôi từ đó đến nay đã trở thành Product Manager của nhiều công ty hàng đầu thế giới, trong đó có Google X. Tôi rất tự hào về các em. Nhưng quay lại câu chuyện thì Như đã nói, tôi có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi cũng đã thành lập nhiều công ty. Tôi đã bán 3 trong số đó. Các sản phẩm chúng tôi xây dựng đều dành cho thị trường nước ngoài. Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore. Và tên của công ty, hay “vườn ươm” doanh nghiệp này là ‘Appable’? Đúng vậy là Appable.

Nó có còn tồn tại và hoạt động không? Hiện tại Appable đang hoàn thiện hai sản phẩm cuối cùng của mình. Tôi đã làm việc ở Appable được 12 năm rồi. Tôi thấy mình đã sẵn sàng cho một chuyến phiêu lưu mới. Có nhiều lý do sau quyết định này. Một trong những điềm đam mê lớn của tôi sau khi xây dựng các sản phẩm B2B, B2C, tôi tự hỏi làm sao tôi có thể tận dụng các kiến thức công nghệ của mình để thực hiện các ý tưởng công nghệ sáng tạo và, như các bạn cũng biết đấy, “make the world smile for peace” và giúp mọi người đi tìm bình yên trong tâm hồn khuyến khích những hành động nhân ái mang đến hạnh phúc lâu dài cho cả thế giới.

Tôi nghĩ công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại điều đó. Đây là một mục tiêu cực kỳ tham vọng. Đây là điều mà bạn có thể thấy Google X, Gates Foundation, hay Zuckerberg Foundation đều đang theo đuổi. Đó cũng là hướng mà tôi muốn đi trong 10 năm tiếp theo của sự nghiệp trong công nghệ của tôi. Đó là lý do. Và một lý do khác nữa là vì tôi là người Việt Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây. Có thể thấy nền kinh tế trong nước có rất nhiều tiềm năng. Tôi muốn viết nên câu chuyện thành công và đóng góp cho sự phát triển nói chung của nơi đây. Một câu chuyện thành công tại chính quê nhà.

Đúng vậy. Tôi nghĩ mọi việc đã diễn ra một cách suôn sẻ. Tôi đã đi đến đoạn cuối của hành trình Appable Và có một vấn đề lớn mà một công ty được xây dựng ở đây, xây dựng cho trị trường này, cần giải quyết. Tôi nghĩ điều này rất thú vị và biết rằng công nghệ sẽ đóng vai trò lớn trong việc này. Vậy nên tôi đã quyết định tham gia Pizza 4P’s. Là một nhà công nghệ sáng tạo, chị mang đến các giải pháp sáng tạo cho rất nhiều lĩnh vực. Vâng. Chị bị thu hút bởi ngành F&B hay sứ mệnh của 4P’s? Điều gì đã khiến chị chọn 4P’s trong vô số các công ty? Bởi với kinh nghiệm của chị, chị có thể làm việc cho bất cứ đâu.

Điều gì đã mang chị đến với thương hiệu này? Tôi yêu đồ ăn. Trong suốt những năm tháng khởi nghiệp, ẩm thực là một phần không thể thiếu tại Thung lũng Silicon, nên tôi luôn tin rằng một ngày nào đó, tôi sẽ làm việc trong lĩnh vực F&B. Với tôi, yếu tố chính vẫn là sứ mệnh và tầm nhìn của 4P’s. Đó là điều đã thu hút tôi, làm tôi trăn trở rằng tôi nhất định phải đến làm cho 4P’s. Đó là lý do vì sao tôi đã gia nhập công ty. Không lâu sau khi tôi gia nhập, đại dịch bùng nổ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy trong 7 tháng cuối của năm 2020 tốc độ cải tiến công nghệ của thế giới đã tăng nhiều hơn so với 10 năm trước đó cộng lại.

Chị có nghĩ mình đã đạt được nhiều hơn mong đợi kể từ khi chị gia nhập 4P’s? Có chứ. Lúc đó cả đội chỉ có một mình tôi. Chúng tôi được giao một nhiệm vụ mà 4P’s đã cố thực hiện trong gần 10 năm nhưng không thể hoàn thiện. Có phải là do thiếu sự lãnh đạo hoặc thiếu kiến thức để vận dụng công nghệ vào F&B? Đó là lý do họ cần chị, để mang lại góc nhìn mới. Tôi nghĩ khi bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, dù bạn là công ty có chủ trương về công nghệ hay không mọi người sẽ nói với bạn về “Tư duy Sản phẩm”. Chúng ta có những người vô cùng tài năng. Chúng ta có những kỹ sư tài giỏi. Chúng ta có xu hướng làm outsource nhiều hơn xây dựng sản phẩm.

Các kỹ sư Việt Nam không được tiếp xúc nhiều sản phẩm công nghệ. Và khi bạn có một sản phẩm rồi, bạn làm thế nào để nhân rộng sản phẩm đó, làm cho nó bền vững, để tìm kiếm những cơ hội phát triển cho sản phẩm. Đó là một trong những Tôi cũng cảm thấy như vậy. Người đồng sáng lập của tôi từng sở hữu một trong những công ty outsourcing lớn nhất Việt Nam tên là PYCO Pyramid Consulting. Thế à. Tôi đã từng nghe đến cái tên đó. Tôi cũng nghe điều tương tự từ anh ấy. Nhưng từ kinh nghiệm của tôi, tình hình đã cải thiện rất nhiều trong 10 năm qua. Việt Nam là một nước chuyên về outsource. Những kỹ năng cứng như lập trình luôn có sẵn nhân lực ở trình độ cao so với các nước khác trong khu vực.

Nhưng xem xét tình hình thực tế thì họ luôn phải xây dựng sản phẩm cho các công ty khác hoặc thậm chí là cho các nước khác. Nhưng giờ thị trường trong nước đã đủ lớn mạnh để phát triển sản phẩm cho chính người Việt. Đây là lúc để những người như chị phát huy. Chị đã xây dựng rất nhiều sản phẩm ở nước ngoài cho nhiều lĩnh vực. 4P’s cũng là một trong số đó. Ngành F&B đang cần rất nhiều sự cải tiến và đột phá, sự chuyển đổi công nghệ. Điều đó không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà là ở khắp nơi. Lúc nãy bạn có hỏi là do thiếu sự lãnh đạo hay kiến thức. Tôi không nghĩ đó là vấn đề. Vấn đề là về Tư duy Sản phẩm.

Như tôi đã nói, làm thế nào để ta hình dung ra một sản phẩm, một công nghệ tiên tiến cho thị trường F&B? Có bao nhiêu công ty F&B trên thế giới thực sự mang lại cải tiến chứ. Có thể nhắc đến Domino’s, Blue Bottle Coffee, Starbucks, Không nhiều cái tên. Vậy nên, nếu một công ty F&B Việt Nam muốn cải tiến, họ không có nhiều tài liệu để tham khảo. Trên hết, họ phải tìm nhân tài để nghiên cứu tiềm năng của thị trường đóng khung nó thành một sản phẩm và thực hiện nó. Tôi nghĩ đó là hai lý do chính vì sao không có nhiều người thực hiện điều này. Một khi bạn biết mình cần phải làm gì, điều quan trọng là biến nó thành hiện thực.

Còn đội ngũ 4P’s thì sao? Chị nói rằng lúc đó chỉ có một người và người đó là chị hay là Đúng vậy. Đội ngũ bây giờ đã lớn thế nào rồi? Xuyên suốt năm vừa rồi, 4P’s đã triển khai rất nhiều sản phẩm. Thật tuyệt vời khi chúng tôi đã phát triển nhiều sản phẩm đến vậy. Nhắc đến IT trong ngành F&B, bạn nghĩ đến hình ảnh một người ngồi trong góc đảm bảo rằng các camera đều hoạt động, thiết bị bán hàng hoạt động, wifi hoạt động. Đội ngũ của tôi là như vậy đó. Rồi đại dịch xảy ra và F&B bị ảnh hưởng nặng nhất. Chúng tôi phải tận dụng một số chiến thuật để tiết kiệm chi phí. Điều này đã khiến nhiều người bận tâm.

Phần lớn nhân viên trong đội ngũ IT của tôi đã rời đi. Nhưng may là giờ họ đã quay lại. Nhưng có lúc chỉ có tôi. Tôi phải tận dụng mạng lưới quan hệt của mình để tuyển dụng những tài năng xuất chúng. Bởi vì nhiệm vụ lúc đó là để thực sự cải tiến để tìm một nguồn lợi nhuận mới mà 4P’s chưa khai phá bao giờ. Trong suốt 9 năm hoạt động, 4P’s chưa bao giờ giao món tận nhà. 4P’s chưa bao giờ giao món tận nhà cả. Và giờ chúng tôi có hơn 25 nhà hàng. Những công nghệ cần để vận hành mọi thứ, không chỉ để giao hàng. Thương mại điện tử chỉ là một phần nhỏ, sau đó là cả một hệ thống công nghệ để vận hành.

Chúng tôi cần kết hợp với nhân viên nhân viên bán hàng, nhân viên làm hóa đơn điện tử. Tất cả những điều đó. Bạn phải làm tất cả những điều đó. Bạn còn không có cả tuần để làm chuyện đó. Bạn phải theo dõi hằng giờ. Tốc độ cải tiến của chúng tôi là khoảng 12 giờ đồng hồ. Điều đó có nghĩa là khi chúng tôi mang sản phẩm gì đó ra thị trường chúng tôi xây dựng các vòng phản hồi không chỉ cho các vị khách hàng mà còn cho các đối tác vận hành cho các nhân viên của chúng tôi và cho khách hàng nữa vì họ phải dùng các công nghệ này để mang pizza về nhà khách hàng. Nên chúng tôi phải thiết kế các vòng phản hồi để có thể thiết kế các sản phẩm mới trong chỉ khoảng 12 giờ đồng hồ.

Chúng tôi đã làm điều này trong nhiều tháng liền cho đến khi tốc độ cải tiến giảm xuống còn mỗi tuần. Từ 1 đến 2 tuần. Đó vẫn là một tốc độ rất nhanh đối với bất kỳ tiến trình cải tiến nào. Rõ ràng là việc giao hàng tận nhà đã được thúc đẩy bởi Covid, đó là giải pháp hiển nhiên để tăng lợi nhuận. Đối với những người không biết đến Pizza 4P’s, có thể họ đang thắc mắc “Pizza vốn là món để giao tận nhà mà” Vì sao 4P’s lại chưa làm nó bao giờ? Chị có thể giải thích một chút về sản phẩm, và vì sao 4P’s lại không giao hàng. Giờ việc giao hàng đã được triển khai, 4P’s đã học được điều gì từ khía cạnh vận hành? Đây có phải là điều mọi người muốn tiếp tục phát triển? Tôi nghĩ rằng đối với những ai yêu mến thương hiệu Pizza 4P’s, điều quan trọng nhất là trải nghiệm ăn tại chỗ.

Nên tại 4P’s, chúng tôi không gọi phương thức đó là giao hàng. Dù đó từ nhanh gọn để diễn tả nó. Chúng tôi phải mường tượng xem “trải nghiệm ẩm thực tại gia” là như thế nào cho khách hàng khi ăn ở nhà. Nó không chỉ là việc bỏ một cái pizza vào trong lò rồi bỏ vào hộp rồi đưa cho người giao hàng rồi mang đến nhà khách hàng. Mọi điểm chạm trong hành trình đó. Chúng tôi phải tự hỏi bản thân một câu hỏi khó khăn rằng trải nghiệm ẩm thực tại nhà mà chúng tôi muốn dành cho thực khách là gì? Và đó là lý do mà những quyết định về công nghệ đằng sau quá trình này cần đến những vòng phản hồi lặp lại liên tục.

Tôi nghĩ chắc các bạn cũng đã nghe điều này rồi. Trung bình, hằng ngày chúng tôi nhận được hơn 15000 phản hồi. Từ khách hàng, từ các kênh vận hành của chúng tôi. Tôi để ý là khi khách hàng thanh toán 4P’s có một thiết bị di động để họ đánh giá độ hài lòng. Và ngay khi pizza được giao, khách hàng sẽ nhận được một tin nhắn để cung cấp phản hồi cho chúng tôi. Có rất nhiều cách để lấy phản hồi sẽ được chúng tôi thiết kế trong tương lai để có những câu hỏi phù hợp hơn cho khách hàng. Đây là vì chúng tôi có các AI để giúp chúng tôi biết khách hàng chi tiền vào những gì và hỏi họ về món ăn và trải nghiệm của họ.

Để các câu hỏi không giống nhau xuyên suốt cả ngàn khách hàng. Các câu hỏi được cá nhân hóa hơn để khuyến khích khách hàng trò chuyện với chúng tôi. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai giao hàng tận nhà. Với các công ty như Domino’s và Pizza Hut, giao hàng là một chiến thuật kinh doanh của họ. Chúng tôi có thể tăng công suất giao lên gấp 4 lần. Tất nhiên chúng tôi sẽ làm điều đó. Nhưng đối với chúng tôi, giao hàng không chỉ cần công nghệ để vận hành. Từ đầu đến cuối, từ frontof-house đến back-of-house, tất cả đều được vận hành bởi công nghệ. Nhưng hơn thế nữa, chúng tôi phải nghĩ về sản phẩm.

Sản phẩm nào thì phù hợp để giao hàng hơn. Đó không chỉ là các món nào còn đủ nóng khi đến nhà khách hàng. Chúng tôi thậm chí còn phát triển loại pin trong hộp giữ nhiệt để giữ món ăn trong tình trạng hoàn hảo. Chúng tôi muốn mang đến các sản phẩm chất lượng như vậy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nỗ lực phát triển bền vững. Chúng tôi theo dõi lượng rác thải ra, từ từng cái hộp đến từng món bao bì. Và các vòng phản hồi nữa, chúng tôi phải nghĩ xem làm thế nào để hỏi các câu hỏi phù hơp hơn để khách hàng có thể giúp chúng tôi xây dựng dịch vụ giao hàng tốt hơn cho họ. Chị nói là 4P’s đang phát triển ở mức có thể tăng gấp 4 lần công suất giao hàng? Đó là điều chúng tôi muốn.

Đó là điều chị muốn. Đúng thế. Liệu chị có thể chia sẻ về tình hình hiện tại? Trong 9 tháng vừa rồi việc kinh doanh đã tăng trưởng như thế nào và tiến độ phát triển hiện tại? Hoặc chị có thể chia sẻ một vài số liệu triển vọng, chẳng hạn như là, 4P’s là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, chị có thể chia sẻ một số thông tin như vậy. Ai cũng biết 4P’s là thương hiệu có bản sắc riêng, được mọi người yêu thích vì sản phẩm và dịch vụ. Nhờ nhiều năm nỗ lực, khi chúng tôi triển khai giao hàng, và chúng tôi triển khai hệ thống giao hàng chỉ trong 3 tuần. Lúc đó chỉ có mình chị ngồi viết code hay là

Chị có đội ngũ giúp đỡ? Tôi phải tận dụng mạng lưới của mình để tập hợp một đội ngũ. Tôi nhớ lúc đó, chúng tôi đọc được tin rằng Tiki đã dịch chuyển hệ thống sang Google Clouds trong 24 ngày. Chúng tôi chỉ mất 7 ngày để làm chuyện đó. Chà. Mọi thứ đã được hoàn tất 8 tháng rồi. Vậy 4P’s thậm chí còn không dùng hệ thống ngoài, chị tự xây dựng hệ thống giao hàng. chị tự xây dựng hệ thống giao hàng. Chúng tôi tự làm từ đầu đến cuối. Chúng tôi tự làm từ đầu đến cuối. Chị đã bao giờ tự xây dựng một hệ thống giao hàng chưa? Kiểu, chị có biết cách các bộ phận hoạt động thế nào chưa? Có. Tôi từng xây dựng các hệ thống thương mại điện tử quy mô lớn, hệ thống giáo dục trực tuyến.

Các yếu tố cấu thành cơ bản, cấu trúc,và cơ sở hạ tầng đều giống nhau. Điều mà bạn phải tìm ra là Trong lĩnh vực công nghệ chúng tôi có khái niệm “Product/Market Fit” Product/Market Fit không chỉ là về khách hàng mà còn là về các đối tác của chúng tôi. Vì, tôi chắc các bạn đã nghe qua điều này, tại 4P’s, chúng tôi ưu tiên mức độ hài lòng của đối tác. Mức độ hài lòng của đối tác, và dịch vụ mà các bộ phận cung cấp cho lẫn nhau, phải là ưu tiên số 1. Đó là cách duy nhất để đảm bảo Để đảm bảo rằng sản phẩm được giao đến khách hàng. Bởi nếu người giao hàng không vui, họ sẽ mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng.

Nói thì dễ nhưng để thực sự hoàn thiện từng hành trình khách hàng từng bước đều được trau chuốt bởi tinh thần 4P’s. Đó là lý do vì sao chúng tôi phải thiết lập từng mối quan hệ. Từng điểm chạm là một điểm để kết nối. Chúng tôi hay đùa với nhau về chuyện này nhưng một trong các giá trị cốt lỗi của chúng tôi là “omotenashi”. Chúng tôi vận hành trên quy tắc omotenashi tích hợp. Nghĩa là chúng tôi mang lại dịch vụ đẳng cấp thế giới không chỉ đến khách hàng mà tất cả mọi người trong hành trình này. Hệ thống của chúng tôi đã triển khai được khoảng 8 tháng. Doanh thu của chúng tôi đã đạt 30 tỉ đồng. Chúng tôi đã giao 60.000 đơn hàng.

Doanh thu này có đang tăng không? Hẳn là có tăng trưởng từ dịch Covid nhưng mức tăng trưởng này có đang ổn định hay đang tăng lên hằng tháng? Nó đang tăng hằng tháng. Chúng tôi có khoảng 30.000 khách hàng. Đây là con số ấn tượng đối với một kênh kinh doanh mới. Đây có phải là số liệu ấn tượng ở Việt Nam? Khi so sánh với các ông lớn như Grab, Baemin và Gojek. Họ có thấy những con số này Một vài số liệu cũ tôi có về ngành thương mại điện tử Việt Nam cho thấy chúng tôi nằm trong top 10 thương mại điện tử Việt Nam. Chắc hẳn Tiki, Shopee, Lazada là những người dẫn đầu. Số liệu này có bao gồm những công ty như Grab không? Không có Grab.

Tôi nghĩ Grab thuộc về một thị trường khác. À vì Grab là ứng dụng mua bán điện tử còn 4P’s thì là website hơn. Nếu website của bạn còn mới và muốn chúng phát triển mạnh mẽ hơn, việc sử dụng các dịch vụ tư vấn audit website chuyên nghiệp là ý tưởng không hề tồi. Chúng tôi trực tiếp phân phối sản phẩm đến khách hàng. Ra là vậy. Chúng tôi có rất nhiều triển vọng. Như tôi có nói, chúng tôi có khả năng tăng gấp 4 lần hoạt động kinh doanh. Lần nữa, tôi phải nhấn mạnh tầm quan trọng của vòng phản hồi. Chúng tôi thực sự tin rằng chúng tôi đã xây dựng một vòng phản hồi giúp chúng tôi mang đúng sản phẩm đến khách hàng, giúp tăng quy mô của doanh nghiệp chúng tôi. Tuyệt vời. Việc giao hàng là một chủ đề lớn trong những cuộc hội thoại về việc kết nối người mua và người bán.

Nhưng ngoài đó ra thì chuyện cải tiến còn cần những gì nữa, nói từ góc nhìn làm CTO/CIO của Pizza 4P’s của chị? Chị có thể chia sẻ một số sản phẩm mà mọi người có thể mong đợi trong những năm tới? Tuần trước, có vài người liên lạc với tôi. Đây là một đặc điểm của người làm sản phẩm và công nghệ. Họ thích lắng nghe khách hàng. Tôi nghĩ đây cũng là điều đặc biệt về 4P’s. Văn hóa của của đội ngũ công nghệ 4P’s là chúng tôi thích dành thời gian trò chuyện với khách hàng, những người sử dụng sản phẩm của chúng tôi, để chúng tôi lấy làm nguồn cảm hứng cho những sản phẩm điện tử của công ty trong tương lai.

Gần đây, chúng tôi có triển khai hóa đơn điện tử. Ôi tôi rất thích cái này. Tôi đánh giá cao tính năng này lắm. Mỗi lần tôi thanh toán ở Pizza 4P’s, tôi cần xuất hóa đơn đỏ. Và tôi phải ngồi đợi 10 phút nữa để lấy. Nhiều lúc tôi không lấy hóa đơn luôn vì tôi đang vội. Nhưng giờ thì 4P’s có hóa đơn điện tử. Tôi chỉ cần yêu cầu và hóa đơn được gửi email của tôi sau. Rõ ràng là nhiều người có nhu cầu đó nên chị mới xây dựng nên sản phẩm này. Quá trình phát triển sản phẩm đó Chị có thể giải thích nó được không? Việc giao hàng được triển khai là do yếu tố ngoại cảnh. Các chị ưu tiên những gì trong quá trình phát triển sản phẩm? Điều buồn cười là đôi khi những sản phẩm chúng tôi tình cờ phát triển lại là những sản phẩm khách hàng yêu thích nhất.

Có nhiều trường hợp như thế này trong thế giới công nghệ. Hóa đơn điện tử cũng là một trong những sản phẩm như vậy của chúng tôi. Đội ngũ công nghệ của chúng tôi luôn tự hỏi “Sao mọi người lại phấn khích như vậy về nó?” Bởi vì với chúng tôi, đây là một trong những sản phẩm dễ phát triển nhất. Chúng tôi không hề dành nhiều công sức thiết kế sản phẩm này. Nhưng cuối cùng nó lại cực kỳ được ưa chuộng. Thật ra thì chính phủ đã yêu cầu mọi người phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Thật sao? Chà tôi không hề biết chuyện này. Nên đến cuối tháng 11 Của năm nay? 2021? Của năm 2020. Đó là quy định bắt buộc.

Nếu không chấp hành bạn sẽ bị phạt nặng. Thế nên chúng tôi phải thay hóa đơn đỏ bằng giấy sang hóa đơn điện tử. Có vài doanh nghiệp như BKIV, Viettel,. cung cấp dịch vụ này. Sản phẩm quay quanh chuyện làm thế nào để chuyển từ giấy sang hệ thống. Châm ngôn phát triển sản phẩm của chúng tôi không thay đổi. Chúng tôi phải hỏi bản thân mình câu hỏi: Người dùng của chúng ta là ai? Chúng ta có hành trình khách hàng như thế nào? Chúng tôi phải xem xét mọi thứ từ các đối tác vận hành đến các khách hàng cần những hóa đơn này. Khi làm việc này, chúng tôi biết được các vấn đề xảy ra ở đâu. Chẳng hạn, trước đây khi bạn yêu cầu xuất hóa đơn đỏ, bạn sẽ nói người phục vụ trong nhà hàng rằng bạn cần hóa đơn đỏ.

Sau đó bạn đưa họ thông tin của bạn như tên, mã số thuế, địa chỉ, vân vân. Họ đi vào văn phòng phía sau để nhập thông tin và đa phần các thông tin trên hóa đơn đỏ đều sai cả. Người kế toán của bạn thì có chồng hóa đơn đỏ cao hơn cả tôi. Họ giải quyết mớ đó hằng tháng. Tôi muốn hỏi rằng, là một người kinh doanh, tôi lúc nào cũng yêu cầu xuất hóa đơn đỏ. Tôi nghĩ tôi không phải là một khách hàng điển hình của 4P’s. Nhưng cứ 100 hóa đơn thì có bao nhiêu người cần xuất hóa đơn đỏ ở nơi như 4P’s? Tôi không có số liệu đó. Chắc là khá nhiều? Đúng là rất nhiều. Tôi nghĩ là do ở Việt Nam, chúng ta có mã số thuế cá nhân, nên bạn có thể tự xuất hóa đơn đỏ cho bản thân, không nhất thiết phải là

Tôi không hề biết chuyện này. Tức là ngày cả khi không phải là công ty Tức là ngày cả khi không phải là công ty Tôi cũng không hề biết cho đến khi làm sản phẩm này. Tôi cũng không hề biết cho đến khi làm sản phẩm này. bạn có thể dùng hóa đơn đỏ để giảm trừ thuế cá nhân? bạn có thể dùng hóa đơn đỏ để giảm trừ thuế cá nhân? Tôi nghĩ là thế. Chà, đây là thông tin rất hữu ích cho mọi người. Trước đó tôi cũng không hề biết. Thật hữu ích nhỉ. Quay trở lại câu chuyện về sản phẩm, khi chúng tôi đã xác định được người dùng và hành trình khách hành, chúng tôi xây dựng một sản phẩm mang đến hạnh phúc cho mọi người dùng trong hệ sinh thái đó.

Công nhận là tôi rất hạnh phúc vì điều này. Nó không chỉ đơn giản là chuyển từ giấy sang sản phẩm. Kể từ khi triển khai vào cuối tháng 10, chúng tôi đã xuất hơn 17.000 hóa đơn đỏ. Đó là từ tháng 10 đến cuối tháng 12. Số hóa đơn đó bằng cả một căn phòng. Sao các chị không phát triển sản phẩm này sớm hơn? Lúc đó chúng tôi bận xây dựng hệ thống giao hàng. Hơn 85% số hóa đơn đơn đó được xuất cho cá nhân. Tôi có đọc qua nhưng chưa làm thử. Khi tôi đến Pizza 4P’s, tôi để lại tờ ghi thông tin để xuất hóa đơn. Xuất hóa đơn cho bản thân, tôi chưa nghe về chuyện này bao giờ. Đây có phải là chuyện phổ biến ở Việt Nam? Không chúng tôi là bên đầu tiên làm chuyện này.

Như tôi có nói lúc nãy, những người bạn của tôi làm việc trong lĩnh vực tài chính, họ liên lạc với tôi và nói rằng họ có hiểu biết về lĩnh vực này. Họ biết về hóa đơn đỏ, hệ thống kế toán, vân vân. Nên họ hay đi khảo sát xem những người khác trong lĩnh vực đang làm gì. Họ đã rất ấn tượng về hệ thống của chúng tôi. Các chị nên bán hệ thống đó. Không biết là chúng tôi có mua nó được không? Các chị có thể trở thành một công ty SaaS . Mỗi tháng thu lại 2 triệu USD từ việc bán phần mềm. Lát nữa chúng ta bàn tiếp nhé. Thật trùng hợp khi bạn nói thế vì anh Masuko và các thành viên khác có đăng về việc triển khai hóa đơn đỏ.

Và mọi người ở dưới kiểu “Cho chúng tôi dùng với được không” “Chúng tôi mua lại được không” Vậy nên trong lĩnh vực công nghệ, có những sản phẩm đáp ứng ngay được nhu cầu thị trường và đội ngũ chúng tôi rất quý điều đó. Kể từ đó, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện sản phẩm làm nó thân thiện với người dùng hơn. Chúng tôi chắc chắn đang cân nhắc về mô hình Saas. Tôi thích nó vì mỗi lần tôi yêu cầu xuất hóa đơn đỏ tôi không chắc là mình có nhận được nó không. Kế toán chúng tôi giữ lại các hóa đơn đỏ chúng tôi nhận được nhưng tôi không kiểm tra hằng ngày để thống kê vì Tôi nghĩ cứ yêu cầu xuất 10 hóa đơn thì tôi chỉ nhận được 9 hóa đơn thôi.

Rồi tôi quên mất cái thứ 10 đó là gì trừ khi nó là một khoản chi tiêu rất lớn. Nên với hệ thống tự xuất hóa đơn 4P’s xây dựng được lòng tin ở khách hàng rằng họ sẽ thực sự nhận được hóa đơn của mình. Tôi thấy có nhiều nhà hàng và cửa hàng, họ bảo “chúng tôi sẽ gửi cho” rồi họ chẳng bao giờ gửi cả. Có một vài tính năng mà chúng tôi đang dự tính sẽ tối ưu trải nghiệm quản lý cho người dùng cuối hơn nữa. Vậy người dùng có thể xem toàn bộ lịch sử hóa đơn? Chính xác. Nhiều tính năng như thế lắm. Chắc sắp tới sẽ có một chương trình khách hàng thung thành? Nhân dịp kỷ niệm 10 năm. Mọi người nhớ đón xem nhé.

Kỷ niệm 10 năm là khi nào? Tháng 5/2021. Cũng sắp đến rồi. Sắp có thêm một sản phẩm Saas nữa rồi. Chúng tôi có rất nhiều dự định nên chúng tôi khá bận rộn. Trước Covid đội ngũ chị lớn hơn Giờ là khoảng 15 người. Đội ngũ đó trông như thế nào? Kỹ sư, nhà thiết kế, Có đội ngũ sản phẩm, đội ngũ kỹ sư, và đội ngũ hạ tầng. Một trong những lý do chính khiến tôi háo hức được tham gia buổi podcast hôm nay là vì năm sau.chúng tôi sẽ xây dựng một đội ngũ lớn. Các chị đang tuyển dụng? Vâng, giờ chúng tôi có nhiều sản phẩm để góp phần vào văn hóa sáng tạo của 4P’s. Chúng tôi không chỉ nói, mà thực sự làm. Tôi nghĩ đây là cơ hội để tôi nói với thế giới rằng chúng tôi đang tìm kiếm các tài năng để cùng tham gia đội ngũ công nghệ của 4P’s.

Tuyệt vời. Những công nghệ mà 4P’s đang sử dụng là gì? Chúng ta hãy đào sâu một chút. Các kỹ sư sử dụng những gì? Họ dùng gì để lập trình? Nodes.js? Java? Chúng tôi dùng những Tech Stack mới nhất. Chẳng hạn như Node.js. Đó là nền tảng để xây dựng web của chúng tôi. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ sử dụng nhiều tôi gọi nó là một hệ thống tích hợp. Nhìn lại năm 2020 tầm nhìn của đội ngũ công nghệ 4P’s là thích ứng đồng thời xây dựng nền tảng để chuyển đổi. Đó là mục tiêu mà đội ngũ công nghệ chúng tôi đã tuyên bố. Trong năm 2021, tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty hàng đầu, lấy khách hàng làm trọng tâm ở VN.

Những công ty lấy khách hàng làm hàng đầu ở Việt Nam thực ra thì không có bao nhiêu. Ai cũng có thể nói là mình chú trọng đến khách hàng nhưng tôi nghĩ chỉ có một số thương hiệu thực sự nổi bật. Thương hiệu 4P’s đã gầy dựng được sự uy tín đó. Việc của đội ngũ công nghệ là củng cố điều đó và mang lại thành công vang dội hơn nữa. Công nghệ là bộ máy. Thế nên trong năm 2021, chúng tôi sẽ ứng dụng AI vào tất cả các sản phẩm tuyến trên bởi F&B là một nền công nghiệp bigdata nên chúng tôi có nhiều cơ hội để tận dụng từ data. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ ứng dụng internet of things để chúng tôi có thể tự động hóa càng nhiều thứ càng tốt.

Mọi thứ tại cửa hàng của chúng tôi. Đó là cách duy nhất để có thể nhân quy mô lên 1000 nhà hàng. Mục tiêu của 4P’s là 1000 nhà hàng? Đúng, mục tiêu là mở rộng khắp nơi. Nói về toàn cảnh tương lai một chút. Có thể đây không hẳn là chuyên môn của chị nhưng tôi nghĩ chị cũng có biết một chút về kế hoạch tương lai. Hiện tại 4P’s có 25 nhà hàng trên toàn quốc ở Việt Nam. Sắp tới sẽ có nhiều hơn nữa. Theo tôi biết thì 4P’s còn có một trang trại nữa. Ngoài ra còn có một công ty phân phối và sản xuất phô mai. Liệu những cải tiến về công nghệ có thể giúp công ty mở rộng ra nước ngoài? Những thứ như hóa đơn đỏ là dành riêng cho thị trường Việt Nam.

Những cải tiến này đóng vai trò gì trong việc mở rộng? Hóa đơn đỏ trông có vẻ như chỉ liên quan đến Việt Nam nhưng nếu nhìn từ góc độ. Tôi có thích một quyển sách tên là ‘Cách mạng nền tảng’. Đó cũng là cách chúng tôi xây dựng sản phẩm ở 4P’s Chúng tôi xây dựng một nền tảng. Dù chúng tôi có đi đâu dù chúng tôi có đến Nhật, Mỹ, hay Trung Quốc, chúng tôi có nền tảng để xây dựng công nghệ tương ứng phù hợp với thị trường đó. Tôi rất quan tâm về mô hình SaaS của 4P’s. Tôi nghĩ 4P’s có thể trở thành công ty công nghệ. Ý tưởng rất hay. Chúng tôi có những người lãnh đạo về công nghệ rất giỏi dẫn dắt chúng tôi xây dựng những sản phẩm SaaS thành công ở VN.

Những người lãnh đạo đó là ai? Xin chị chia sẻ nếu không phiền. Chúng tôi có Brian Pells Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của VNG. Tôi làm việc và báo cáo trực tiếp với Brian khi xây dựng tất cả các công nghệ cho 4P’s. Anh ấy từng là đồng nghiệp duy nhất mà tôi có. Từ ngày 1. Chúng tôi có thành viên hội đồng từ Mekong Capital nên chúng tôi có những người từ hệ thống Mekong Capital như Thế Giới Di Động. Chúng tôi cũng có nhiều cơ hội học hỏi từ TGDĐ về công nghệ, vận hành, tưởng thưởng nhân viên, vân vân. Học cách quản lý mạng lưới bán hàng một cách hiệu quả nhất. Tôi nghĩ là chúng tôi có một đội ngũ vững chắc về mặt quản lý, lãnh đạo, và điều hành.

Nhờ đó công ty đã có thể tăng trưởng nhanh chóng. Tuyệt vời. Quay lại câu hỏi của bạn lúc nãy về mọi thứ mà chúng tôi xây dựng tại 4P’s. Chúng tôi có một nền tảng, là cốt lõi của mọi thứ chúng tôi làm nên. Chúng tôi xây dựng một nền tảng cốt lõi có thể phát triển nhiều sản phẩm khác nhau. Lấy sản phẩm hóa đơn đỏ làm ví dụ. Để làm nên sản phẩm đó chúng tôi cần phải kết nối và tích hợp hệ thống bán hàng, hệ thống kế toán, Chúng tôi phải xây dựng một cơ sở xử lý dữ liệu theo thời gian thực để có thể xây dựng những sản phẩm như hóa đơn đỏ. Nó là kết quả của quá trình đó. Tôi tự tin khi nói rằng chúng tôi là người duy nhất ở VN có thể làm điều đó.

Chúng tôi có lựa chọn làm từ đầu hoặc chọn một hệ thống bán hàng khác, vân vân. Nhưng điều khác biệt ở đây là là chúng tôi tập trung vào phần truyền đạt thông tin. Tôi thấy 4P’s cứ như Amazon vậy. Một công ty xuất chúng. Đây chỉ mới là khởi đầu của hành trình 10 năm của Pizza 4P’s. Cùng với sự cải tiến, công ty đang bước thập kỷ thứ hai của mình. Tới năm 2040, 100 triệu người sẽ tìm được “inner peace” của họ. Đó là cam kết của chúng tôi. Vậy là bằng cả nước Việt Nam rồi. À lúc đó 4P’s cũng sẽ có mặt ở nước ngoài rồi. Đó làm cam kết của chúng tôi. Đó là quyết tâm của mọi người tại 4P’s và công nghệ là một phần của chiến lược đó.

Tuyệt vời. Kelly, hôm nay chúng ta đã chia sẻ rất nhiều điều. Điều quan trong nhất mà tôi học được là 4P’s chính là Amazon của Việt Nam. Đó là lời khen nhé. “Hạnh phúc trong tâm hồn” “cảm giác bình yên” “mỉm cười vì hạnh phúc” Sứ mệnh của 4P’s là gì ấy nhỉ? Làm thế giới mỉm cười an yên. Vâng là nó. Tôi nghĩ việc có chị Kelly trong hàng ngũ lãnh đạo Pizza 4P’s đang thúc đẩy sứ mệnh đó từ góc độ cải tiến và công nghệ. Chị là một trong ít những nhà lãnh đạo công nghệ đang thúc đẩy chuyển đổi công nghệ trong một nền công nghiệp truyền thống hơn. Tôi rất nóng lòng đón xem những bước tiến của 4P’s dưới sự dẫn dắt của chị Kelly cùng đội ngũ công nghệ.


https://youtu.be/YHsHTOOHx7IXin chào mọi người. Chúng ta lại đến với phòng Radio của Vietcetera để thực hiện số tuần này của series Vietnam Innovators. Thực ra đây là số đầu tiên chúng tôi quay cho năm mới. Vậy nên chúc mọi người có một năm mới vui vẻ. Hôm nay chúng ta chào đón K