• May 2, 2024

Marketing quan trọng hay branding quan trọng hơn? Thực tế tại Biti's, Pepsi và Samsung | YMP EP01

Khi mình làm ở Biti’s. mình thấy những đôi giày mới mình tung ra. mình thấy những câu chuyện truyền thông mình kể. được người tiêu dùng hưởng ứng. Họ tương tác với mình. Họ có thể chia sẻ, thậm chí họ có thể phản biện. đó cũng là một cái thành công. Bở

Khi mình làm ở Biti’s. mình thấy những đôi giày mới mình tung ra. mình thấy những câu chuyện truyền thông mình kể. được người tiêu dùng hưởng ứng. Họ tương tác với mình. Họ có thể chia sẻ, thậm chí họ có thể phản biện. đó cũng là một cái thành công. Bởi vì sợ nhất một điều. là khi mình nói một cái mà không ai quan tâm, không buồn tương tác. Giống như trong tình yêu có một cái. là ngược lại của yêu không phải là ghét. Bởi vì có cảm xúc mới có yêu và ghét. Ngược lại của yêu đó chính là sự thờ ơ. Chào mừng bạn đến với Young Marketer Podcast mùa một, tập đầu tiên. Mình là Chris Việt Linh. Mình rất vui được làm host của chương trình trong mùa đầu tiên này. và sẽ đồng hành cùng bạn trong tập một. với chủ đề là Marketing và Branding. Thì hôm nay mình có mời đến, đây là anh Cường. anh Nguyễn Phú Cường. cũng là một thành viên kì cựu của Young Marketer tham gia từ những mùa đầu tiên.

Và hiện nay là anh Cường đang làm Giám đốc Marketing của Biti’s. Chào Linh, cũng như là chào tất cả các bạn. đã dành thời gian để mình xem tập một. của Young Marketers Podcast. Trước khi mình bắt đầu thì em xin phép đọc một chút xíu về tiểu sử của anh Cường. Anh Nguyễn Phú Cường hiện đang giữ chức Giám đốc Marketing của Biti’s. với gần mười năm kinh nghiệm tích lũy ở nhiều môi trường. Từ những tập đoàn đa quốc gia như Samsung. Suntory PepsiCo với thương hiệu là Mirinda và Aquafina. đến doanh nghiệp nội địa như Biti’s. Trong suốt những năm qua, anh đã cùng đội ngũ của mình. đạt được những con số tăng trưởng kinh doanh ấn tượng. và những đột phá trong xây dựng thương hiệu và sáng tạo sản phẩm. Được vinh danh ở 20 giải thưởng danh giá trên phạm vi quốc gia. khu vực Châu Á Thái Bình Dương và toàn cầu. như PR Asia Awards, MMA Smarties và The One Show.

Thì buổi hôm nay của chúng ta sẽ có chủ đề là. Marketing và Branding. Một khái niệm mà em nghĩ là ai đi làm cũng sẽ gặp phải. không hiểu Marketing là gì? Branding là gì?. Thì có một cái luật ở trong podcast ngày hôm nay. gần như là trong toàn bộ podcast của chương trình này. thì mình sẽ nói thật với nhau, những câu chuyện rất thật. nói về những cái real story. những cái real challenge, những cái khó khăn thật khi mình đi làm Marketing. và cũng như những real lesson, tức là những bài học. mình đã học được sau những cái trải nghiệm đó. Thì đấy nó sẽ là cái kim chỉ nam cho toàn bộ podcast lần này của mình. Tại vì tụi em muốn là sẽ cho các bạn được thấy. về góc nhìn rất là mới, rất là thật từ những người young marketer. những người đã đi làm trong một vài năm. và hôm nay thì mình sẽ trả lời câu hỏi rất đơn giản thôi.

Marketing là gì? Branding là gì?. Và 2 cái đó khác gì nhau?. Thì buổi hôm nay mình sẽ nói về chuyện đó. Bây giờ hỏi thẳng câu hỏi luôn đi, cho anh Cường. Sau khi anh đã trải qua rất nhiều công ty khác nhau. anh Cường làm Samsung trước đúng không?. Sau đó tới Mirinda, và sau đó tới Biti’s. là ba cái brand, ba thương hiệu. ở ba cái stage khác nhau, tức là ba giai đoạn khác nhau. và có những challenge khác nhau, như vậy thì. cái định nghĩa của anh Cường về Marketing là gì?. Và Branding là gì?. Thì anh có thể share cho tụi em được không?. Cái câu hỏi rất là hay, và thật ra anh nghĩ là. sau khoảng một0 năm đi làm,. thì anh sẽ có một cái mình đúc kết. đúc kết lại được từ những cái mình làm. Thật ra những cái mình tiếp xúc với những nguồn kiến thức khác nhau. cũng như là mình dựa trên cái thực tế mình cảm nhận được.

Thì tới thời điểm này đối với anh. Marketing, định nghĩa trong anh. nó cô đọng lại một thứ Marketing gắn liền với cuộc sống. Marketing luôn luôn xoay quanh và dựa trên sự thật. Mình sẽ không thể nào tồn tại được. nếu như mình nói một câu chuyện rất là hay ho. nhưng mà cuối cùng người ta phát hiện ra đó là lời nói dối. với cuộc sống, đúng không?. Cái kim trong bọc tới ngày cũng sẽ lòi ra thôi. Thì Marketing đối với anh. một định nghĩa rất căn bản mà anh đúc kết được từ định nghĩa bên ngoài. của một bậc thầy Marketing, Seth Godin. nhưng mà anh combine, kết hợp với một vài cái nhìn nhận của anh. Thì Marketing. nó là making change. Cái change đó, making và change nó phải tạo ra. những cái gì mà gây ra sự thay đổi. Những sự thay đổi lên đâu?. Thay đổi mà anh nghĩ đối với Marketing tác động quan trọng nhất đó chính là perception.

Cái nhận thức của đối tượng mình muốn hướng tới. để từ đó ra những hành vi nào đó mà mình mong muốn. Nhưng mà cốt lõi quan trọng là tạo ra perception. Những perception đó như thế nào?. Ví dụ, người ta có thể mua hàng. một lần đầu, ngắn hạn. dựa trên giá cũng được, trên sale thôi. Thì đó sẽ là một cái vế sau của định nghĩa này. Marketing là making change. in perception. nhưng nó phải businessoriented. phẩy, nó phải sustainably. Bởi vì businessoriented như nãy anh nói. câu chuyện là mình có thể làm những cái hành vi ngắn hạn mà người ta. người ta có thể bị tác động bởi giá. Mình giảm giá, người ta mua. Nhưng mà người làm Marketing muốn làm sao có thể duy trì được sự hoạt động. cũng như là những giá trị thương hiệu một cách bền vững và lâu dài. Thì cái yêu tố sustainably đó. chính là một cái phần rất là quan trọng.

Và đối với anh, nó sẽ được đại diện bởi chính một cái mảng. nằm trong Marketing, đó là Branding. Branding làm sao để người ta nhìn nhận. cái doanh nghiệp, cái thương hiệu của mình. như là một con người. thông qua những cái mang tính kết nối. thông qua những câu chuyện, thông qua những trải nghiệm. mình tạo ra để người ta nhìn vào mình. người ta hiểu mình với một cái thông điệp. một cái tinh thần, một cái giá trị cô đọng nhất. Anh lấy ví dụ chẳng hạn như Apple. Apple là một trong rất ít thương hiệu. có thể được gọi là iconic brand. Một thương hiệu có tính biểu tượng của thế giới này. Và tất cả mọi thứ họ làm. từ sản phẩm cho quảng cáo, cho tới truyền thông. trải nghiệm tại cửa hàng. cho tới cộng đồng chia sẻ thêm. cho tất cả những cái họ making họ tạo ra thay đổi cho perception đó là gì?. Đó là Apple. đại diện cho sự đơn giản.

Mang tính rất là human. của một cụm từ thôi. Bởi vì mình có nói câu chuyện là. muốn sustainable, mình phải cô đọng lại tất cả mọi thứ giá trị của mình. Thì đối với anh Apple đại diện cho một cái simplixity rất là human. Human simplixity. Tất cả những cái iphone mình thấy. được ra đời bởi vì một cái màn hình chỉ một nút bấm duy nhất. Không phải tất cả những thứ rất là phức tạp. Tất cả những hãng công nghệ, các hãng điện thoại khác nói. Tất cả những xoay quanh trải nghiệm người tiêu dùng. Và khi mình xem những quảng cáo của Apple. Shot on iphone, shot bar iphone. Những thứ rất là bình thường, câu chyện rất là cuộc đời. Ai cũng có thể thấy họ trong đó. Và đó chính là cái sự gần gũi mà khiến cho Apple. trở nên thành một thương hiệu nghìn tỉ đô giá trị như hiện tại. Hay là CocaCola đi. Họ tồn tại hơn một trăm năm.

Tất cả chỉ xoay quanh một chữ thôi. Cái sustainably đó của họ chính là chữ happiness. Người ta dù bao nhiêu thế hệ họ nhìn vào CocaCola. Họ đều thấy cái chữ happiness đó chính là cốt lõi của thương hiệu. và nó được triển khai ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Mình thấy quảng cáo của CocaCola. có một điểm rất mạnh ở họ đó là onboard activation. Là những cái kích hoạt thương hiệu, in tên lên lon. hay là những cái gọi là kết nối hòa bình. Tất cả cái đó họ đều triển khai ở những mảng nhỏ nhỏ. nhưng tụ chung lại, nó đại diện cho chữ gọi là ”hạnh phúc”. Hay Nike. Đối với anh Nike là một thương hiệu mang tính biểu tượng. bởi vì cái giá trị của bạn. cô đọng lại. Đó là cái gọi là gì? Possibility. Nike nó có chữ Just Do It. Anything is possible. Và họ triển khai tất cả, có rất nhiều cái câu chuyện thương hiệu, sản phẩm của họ nữa.

Nike và Adidas thường người ta so sánh với nhau. Nhưng đối với anh Nike là một thương hiệu biểu tượng. Bởi vì người ta có thể nhìn được cái. thông điệp cốt lõi, giá trị cốt lõi của họ. Còn Adidas người ta nhìn vào, đó là gì?. Đó là những sản phẩm tốt nhất. Nhưng mà thương hiệu đang nói câu chuyện gì. thì rất khó để đọc ra. Tụ chung lại, đối với anh. Marketing là making change in perception. Nó phải businessoriented. và nó sustainably. Sustainably đó thông qua việc Branding. Có một cái niềm vui của làm Marketing. là lúc nào mình cũng sẽ phải thay đổi. Mình nhìn một cái bài toán ngắn hạn và dài hạn. Mình nhìn người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. và mình dự đoán tương lai họ thay đổi như thế nào. Bởi vì không thể nào một sản phẩm bây giờ mình đẻ ra. chưa chắc gì mười năm sau nữa nó còn đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Mình thấy giai đoạn V.U.C.A bây giờ mọi thứ thay đổi rất là nhanh. thì Marketing cũng phải vận hành theo như vậy. Marketing mình suy nghĩ, mình tìm hiểu, mình đọc người tiêu dùng. để mình đưa ra những giá trị. những cái sản phẩm, những cái dịch vụ phù hợp với người tiêu dùng đó. Nhưng một phần trong Marketing chính là Branding, chính là giá trị mình đại diện. thì nó cần phải mang tính bền vững. Nó chính là cốt lõi, là kim chỉ nam. Là cái điều trọng tâm. mà khi người tiêu dùng nhìn vào mình, họ nhớ tới. họ tin, họ yêu và họ trở nên trung thành. Thì đối với anh, Marketing, Branding. nó kết nối lại trong một cái statement, một cái câu như vậy. và cái vai trò của nó như vậy trong một cái doanh nghiệp. công ty, một cái tổ chức. Vậy thì trước khi mình tiếp tục. thì chắc là xin lỗi các bạn ở đây, mình và anh Cường sẽ dùng rất nhiều tiếng Anh.

Để mà giải thích các khải niệm trong marketing. Rất mong bạn thông cảm cho sự sử dụng này. Thì em nghĩ là anh Cường. Em rất đồng thuận với quan điểm đó. về câu chuyện Marketing thì nó là. Tại với em thì khi em đi làm, Marketing nó là full process. Một cái bao gồm rất nhiều quá trình làm việc ở trong đó. Mình hiểu consumer, mình hiểu khách hàng của mình hơn. và mình đưa ra những cái nghe nói là dịch vụ. những trải nghiệm, những sản phẩm thực sự phù hợp cho cái need của họ. để mà cuối cùng mình tạo sự thay đổi trong perception. trong nhận định của họ về một cái sản phẩm của mình, thương hiệu của mình. và từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh. đưa ra những giá trị kinh doanh. cho mình mang tính dài hạn. và Branding với em thì. nhiều khi cũng hơi khó để tìm ra định nghĩa. cái Brand nó là gì đúng không? Nhưng với em nó là cái.

Một cái single idea, một cái ý tưởng. hoặc một cái icon, một cái biểu tượng. nó đại diện cho. đại diện cho sự thay đổi mà mình muốn. Và mình thay đổi đối với consumer của mình. Chắc là em sẽ muốn đi sâu vào kinh nghiệm của anh Cường hơn. Thì mình sẽ coi lại dòng lịch sử, quay lại thời làm Samsung đi. Tại với em thì em cảm giác Samsung là một cái thương hiệu. sẽ không đưa ra, không làm toàn bộ cái Marketing process như mình nghĩ đúng không?. Mà các bạn sẽ tập trung vào Branding, tập trung vào thương hiệu nhiều hơn. Tại vì rõ ràng sản phẩm là họ đã có rồi. Mình sẽ bán sản phẩm tới Việt Nam. Vậy thì ở thời điểm đó, anh Cường có thể chia sẻ kỹ hơn là. với anh thì ở Samsung, Branding nó là gì?. Và kinh nghiệm của người đó. Quay lại thời kỳ mà cách đây cũng phải. cũng lâu, thời anh mới đi làm. Mình nhận ra mình thấy được rằng là.

Samsung thật ra họ là một thương hiệu điện tử rất mạnh. Ừm. Gần như họ là số một thế giới. Về những cái mảng liên quan đến điện thoại, và liên quan đến TV. Nhưng mà thời đó anh đi làm. Thì anh làm ở cái mảng điện gia dụng. Tức là điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi, vân vân. Hồi đó là năm bao nhiêu, năm bao nhiêu?. 2013. 2013, oke?. Để cho các bạn có context. Thì mình mới thấy được rằng là cái. Thật ra bây giờ, quay ngược lại hồi đó đi. Mình sẽ thấy có một cái quan niệm cố hữu của người Việt mình. Đó là khi nhắc tới những đồ điện gia dụng như vậy. Trong đầu chỉ có hai cái mệt, gọi là. Nguồn gốc sản phẩm mà họ tin thôi. Một là hàng Nhật Bản. Đúng. Hai là hàng Châu Âu. Nhật Bản chắc chắn là số một trong đầu họ. Bởi vì bền, tỉ mẩn, tính năng cao cấp. Không mất giá. Không mất giá luôn. Và đặc biệt là cái thông qua rất nhiều thương hiệu.

Và họ đã chiếm lĩnh được cái khái niệm trong đầu người ta. Mitsubishi, Toshiba, Sanyo, Daikin, vân vân rất nhiều thứ, Panasonic. Thì mình mới thấy được rằng là, thật ra Samsung về mặt điện gia dụng. Là sinh sau đẻ muộn ở thị trường Việt Nam. Và khi mình vào thì. Nhật Bản và hàng Châu Âu đã chiếm tất cả các phân khúc rồi. Từ những mặt hàng giá rẻ đến những mặt hàng cao cấp. Thì lúc đó bài toán đặt ra là. Liệu mình nhảy vào. Mình muốn making change thông qua perception. Mình chọn yếu tố nào?. Nếu mình nói câu chuyện về chất lượng sản phẩm. Độ bền hay tính năng đi. Không nói là mình không làm được nha. Nhưng mình chắc chắn sẽ tốn rất nhiều tiền và tốn rất nhiều thời gian. Để mình thay đổi quan niệm cố hữu sẵn trong đầu họ. Thì lúc đó Marketing ở Samsung mới quyết định chọn bài toán. Mà mình nghĩ là mình có thể thay đổi cục diện.

Một là nhìn vào đối tượng của mình. Ai là người mình có thể thay đổi được perception. Đối với hàng điện gia dụng của Samsung. Với những người trên 30 tuổi, mình nghĩ là những người khách hàng nảy rất truyền thống. Và họ đã có trải nghiệm, họ được truyền miệng, cũng như là truyền từ chính trải nghiệm của họ. Về những cái giá trị mà hàng Nhật Bản, hàng Châu Âu mang lại. Thay đổi họ rất khó. Ừm. Nhưng mà đối tượng trẻ thì sao. Đối tượng trẻ là những người mà thật ra họ muốn sử dụng và trải nghiệm những cái mới. Và thật ra là họ sẽ cân đo đông đếm rất nhiều yếu tố. Để có thể thử nghiệm. Thì lúc đó mình mới thấy được rằng là. Samsung xác định bài toán tập trung vào người trẻ. Là đối tượng dễ thuyết phục hơn. Nhưng thuyết phục bằng cách nào?. Thay đổi cái perception, cái nhận định của họ ra sao. Thì nhìn lại bối cảnh, hàn sóng văn hoá Hallyu của Hàn Quốc cũng thấy.

Cách đây từ những năm 2000, thật ra tới bây giờ. Thông qua Kpop, Kdrama. Là một cái luồng thông tin và luồng cảm hứng của người trẻ. Hằng ngày họ tiếp xúc với cái đó. Họ sẵn sàng chia sẻ thông tin với cái đó. Thì mình sử dụng cái làn sóng văn hoá đó. Để làm một yếu tố đánh vào trong cái nhận định của họ. Và mình xây dựng một cái nhận định. Mà nó không chỉ dừng lại ở bản chất sản phẩm. Mà mình nhìn rộng hơn, đó là một phong cách sống. Bởi vì đồ điện gia dụng, mình nhìn nó tách biệt từng sản phẩm. Thì nó chỉ là sản phẩm thôi. Nhưng mà nhìn nó dưới khía cạnh là một phần trong ngôi nhà của bạn. Một phần trong trải nghiệm hằng ngày của bạn. Và nó không chỉ thể hiện ở mặt tính năng nữa. Mà nó còn thể hiện bạn là ai. Khi bạn chọn sản phẩm của Samsung. Samsung mới quyết định. Vậy thì trước khi mình có thể có cơ hội để giải thích cho họ.

Tính năng của mình như thế nào, mình tốt ra sao, mình hiện đại như thế nào. Thì mình hãy cho họ một cái cảm hứng trước. Để họ tìm đến với mình. Đó là cái campaign, cái chiến dịch mà this is living đó. Đây mới là sự sống này. Và mình đưa cái phong cách sống của Hàn Quốc, là cái kim chỉ nam đầu tiên, cái mũi nhọn đầu tiên. Để mình thâm nhập vào trong cái tư duy, nhận định của họ. Để mình thay đổi cái perception của họ. Thời điểm đó thật sư là đột phá. Nhưng mà Samsung sẵn sàng đầu tư tới hơn triệu đô, để mời hai bạn, gọi là celebrity. Mà có sức ảnh hưởng rất lớn tới giới trẻ Việt Nam lúc đó. Nếu tên không nhầm thì là Song Ji Hyo với Kim Woo Bin. Mời hai bạn đó về Việt Nam. Để đóng những tập web by show, gây drama ngay tại Việt Nam. Ở trong ngôi nhà. Tất cả những đồ điện gia dụng của Samsung xuất hiện. Và đại diện cho phong cách sống rất là đầy tính thẩm mỹ, rất là trẻ trung.

Có cái sự phù hợp với tiếp nối với chính tệp khách hàng trẻ của mình. Và đó chính là cách mà Samsung lựa chọn. Mình sử dụng cái thế mạnh của văn hoá, mình nói câu chuyện về phong cách. Để mình len lỏi thay đổi cái nhận thức của họ về sản phẩm của mình. Và khi họ đã bắt đầu có cái interest rồi, có cái hứng thú rồi. Thì lúc đó mình sẽ dễ dàng truyền tải những câu chuyện tiếp theo. Về mặt giá trị sản phẩm, tính năng như thế nào. Còn nếu mình chọn bài toán căn bản ban đầu. Mình đi tính năng. Mình sẽ gặp một bức tường nhận định đổ về hàng Nhật Bản, hàng Châu Âu. Thì đó là cái mà mình nghĩ việc đầu tiên mà. Quay lại thời kỳ Samsung. Một cái may mắn là mình được làm trong một cái chiến dịch. Mà nó mang tính bản lề, tạo ra một cái nền tảng. Mà Samsung có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu khác. Cái đó thì em nghĩ là, đó là một ví dụ rất là hay.

This is living hồi đấy em cũng thích, em stay lại cái brand Samsung. Cũng rất thích cái Campaign đó. Em nghĩ là nó cũng làm rõ hơn ý ban nãy đúng không?. Là tất cả mọi thứ đều trên sự thật thôi. Mình không thể, sự thật là về Samsung maybe. Mình sẽ không thể phá cái rào cản về mặt chất lượng. Mình sẽ đánh vào một cái khía cạnh khác, kể một câu chuyện khác. Mình tạo ra một cái driver, mình tạo ra một cái need. Mình không phải tạo ra cái need, mà mình dựa trên cái need đó là. Thời điểm đó, người dùng họ rất muốn là. Thể hiện cái lifestyle của mình ra. Mình thật sự mình tạo ra một câu chuyện có sức ảnh hưởng. Đối với họ để mình thay đổi cái perception. Thì mình nghĩ đó là thứ rất là hay của Samsung. Với lại còn một cái điểm nữa mà anh muốn bổ sung. Thật ra Marketing nó cũng là một cái bài toán, mình phải lựa chọn.

Ở thời điểm đó họ cần một cái. Là mình phải chọn đối tượng nào. Giống như nãy anh chia sẻ. Nếu mà mình tập trung vào đối tượng truyền thống. Mình sẽ rất khó để mình có thể phá được cái rào cản về nhận định. Mà họ đã có sẵn. Nhưng khi mình chọn đối tượng trẻ hơn. Và mình thấy rằng mình có thế mạnh sự thật của mình. Nguồn gốc sản phẩm, nguồn gốc thương hiệu đến từ Hàn Quốc. Mình thấy hai điểm này nó có sự tương đồng với nhau. Và lúc đó mình chọn đối tượng đó. Và mình kể câu chuyện về phong cách với họ. Nó sẽ thật sự là cái mà họ quan tâm tới. Thì đó cũng là một cái bài học nữa là. Marketing thật ra mình sẽ khó. Để mình có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Mình hoàn toàn có thể chọn nhiều phân khúc khác nhau. Nhưng đâu là phân khúc tiềm năng nhât. Với những thế mạnh sẵn có của mình. Mà ở đó mình có được cái dựa trên sự thật của mình.

Mà mình có thể thuyết phục được họ, tác động lên họ. Mình making change perception với họ. Em muốn đi đến câu chuyện tiếp theo. Là về Mirinda, cái brand thứ hai anh làm đúng không?. Thì em muốn hỏi là cái destination của branding. Cái đích đến của brading của mình ở thời điểm đó là gì?. Và những công việc marketing mình làm để build cái brand như vậy. Bao gồm những cái gì?. Mình quay lại lịch sự một xíu. Thì nói chung Mirinda nằm trong ngành CSD. Ngành nước ngọt có ga. Thì đối tượng chính của ngành hàng này là các bạn trẻ. Thường mình thấy là cấp 2, cấp 3, những cái người trẻ sinh viên. Tới đâu đó khoảng young adult. Thì mình mới thấy là sự thật về mặt hồi đó. Thật ra Mirinda lại được sử dụng nhiều nhất. Bởi những người nông thôn ở thế hệ lớn hơn. Và họ sử dụng giống kiểu một cái nước để họ có thêm năng lượng.

Cũng như là để họ làm việc đồng án. Người trẻ không xem Mirinda là một sự lựa chọn. Khi họ nghĩ đến ngành hàng nước ngọt có ga CSD. Lúc đó mình mới thấy được rằng là. Vậy thì mình cần phải make cái change đó trong perception. Người trẻ sẽ thấy Mirinda trở thành một phần. Mà nó liên quan đến nhu cầu sử dụng, cũng như là cuộc sống của họ. Ừm. Thì mình mới nhìn xung quanh tất cả mọi thứ. Về mặt cái dựa trên những cái sự thật về sản phẩm mà mình có thể làm. Mình thấy có rất nhiều vấn đề. Vấn đề về mặt bao bì. Bao bì là một cái nhìn rất là cũ kỹ. Mirinda anh nhớ không nhầm đến cái thời điểm đó là. Cũng phải trên 5,6,7 năm, thậm chí trên một0 năm không thay đổi bao bì. Là mình thấy là một cái cũ kỹ như vậy kéo dài. Cái thứ hai là về mặt câu chuyện, về mặt truyền thông. Khi mình không nói câu chuyện về mặt thương hiệu ra.

Nó cũng không có quá nhiều cái thật sự dành cho người trẻ. Về mặt độ phủ của nó thì rất là giới hạn. Bởi vì bản chất là bài toán con gà và quả trứng thôi. Khi mà Mirinda không phải là một sự lựa chọn của người trẻ. Tức là doanh số rất là nhỏ trong toàn bộ danh mục sản phẩm của Pepsi. Thì lúc đó sẽ không có đầu tư nhiều để họ có thể phủ nhiều. Anh phải chứng minh được rằng. Anh có thể thuyết phục được nhiều người tiêu dùng, anh có thể bán được tốt. Thì lúc đó mới có cái động lực để đẩy ra. Thường mình làm ở những công ty nước mình biết. Bài toán con gà và quả trứng, bài toán là tôi phải đẩy hàng. Và anh phải đảm bảo tôi bán được hàng ra. Rồi cái nữa là liên quan tới cái việc về mặt giá đi. Những cái, thật ra Mirinda chỉ tập vào những cái. Cái packaging, cái size rất là lớn. Bởi vì nhu cầu người nông thôn họ uống cho mục đích làm đồng án mà.

Mà người trẻ thường. Mình biết nhu cầu của họ là on the go. Họ cầm lon, họ cầm chai nhỏ, họ di chuyển liên tục. Họ muốn gì đó năng động. Thì từ tất cả những cái đó thì mình thấy là có rất nhiều vấn đề. Vậy thì thay đổi từ lúc nào, thay đổi từ chố nào. Làm sao để có thể thật sự biến Mirinda thành sự lựa chọn. Mà họ cảm thấy, người trẻ cảm thấy đó là một phần của họ. Họ cảm thấy liên quan, họ cảm thấy có động lực để sử dụng. Thì lúc đó mới quay ngược về bản chất. Bản chất của CSD nước ngọt có gas. Nó là câu chuyện, nó là những cái dịp sử dụng. Và bởi vì nước ngọt có gas có một cái yếu tố, đó là gì. Nó có ga và nó có thể uplift cái mood của mình lên. Mình thấy là tại sao khi mình đi. Mình phải uống những cái nước như vậy. uống nước lọc không thôi nó rất là chán. Có ga vào vị giác tăng lên. Mood mình vui vẻ hơn, mình cheer mọi thứ này nọ.

Lúc đó Mirinda mới quyết định rằng là. Vậy thì mình phải chọn một cái khía cạnh. Để mình có thể nhảy vào trong được cái perception của người ta. Khi mà Coca và Pepsi đang sở hữu một cái dịp sử dụng,. Cũng như là cái nền tảng mà về mặt tương quan với. Triển khai thương hiệu ấy, đó là music platform. Mình thấy music là cái tiêu thụ lớn nhất. của người Việt Nam mình. Việt Nam mình nghe nhạc, xem youtube rất nhiều. Hát karaoke cũng liên tục. Coca thì bây giờ những cái. gọi là Music festival. Mình thấy không, thực ra do dịch các kiểu. , chắc vẫn làm tiếp. Mình thấy không, cách đây 57 năm. Music Fest Coca Cola hằng năm cũng rất lớn, SummerFest. Hay Pepsi mình thấy đi,. Luôn luôn đi với những cái Pop Culture. Ca sĩ, âm nhạc. Đến từ cả các form của nước ngoài. Michael Jackson, Shakespeare. Vân vân,về việt nam mình. Họ cũng lựa chọn những ca sĩ rất nổi tiếng.

Vậy thì music là một cái nền tảng. liên quan tới người trẻ. mà hai bạn lớn nhất đã xâm chiếm rồi. mình không thể nào “cố đấm ăn xôi” mà nhảy vào được. Vậy thì mình phải tìm một cái khoảnh khắc nào. Mình tìm một cái nền tảng nào. mà ở đó Mirinda nói riêng. Và trong cái dịp sử dụng. của ngành nước ngọt có gas nói chung. mình có một cái vai trò. Thì lúc đó Mirinda mới xác định. Đó là nhảy vào những cái fun party moments. khi mà uống vào thì. người ta sẽ cảm thấy update cái mood lên. vui vẻ hơn. vibrant hơn. Và mình chọn những cái nền party. nhưng mà party đó. mình nhắm vào ai. mình không thể chọn một cái đối tượng rộng lớn chung chung được. Vì lúc đó mình sẽ kể một câu chuyện mà. mình cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. lúc đó mình mới chọn các bạn trẻ cấp 2, cấp 3. và mình chuyển câu chuyện. của thương hiệu. Mình nói về fun, một cái fun vibrant drink.

Cho những cái party moment. và một cái thức uống rất là vui. rất là đầy màu sắc. rất là giàu gas. cho những cái khoảnh khắc. tụ hội chung của các bạn trẻ cấp 2, cấp 3. Lúc đó mình thay đổi, mình đổi cả bao bì luôn. Một cái thời điểm may mắn lúc đó là. Ở team Mirinda mình được làm những cái thứ mới mẻ như vậy. Là mình được thay đổi toàn bộ cái bao bì. theo một ngôn ngữ thiết kế hoàn toàn mới. Lúc đó anh nhớ không nhầm. là sử dụng phong cách Pop Art. Là màu sắc, hoạ tiết,. tất cả mọi thứ này nọ. các bạn sẽ nhìn vào đâu đây?. This is the drink for me. Chưa cần uống đâu,. Nhìn cái bao bì là thấy sự trẻ trung rồi. So với Mirinda ra cách đây 57 năm. một cách hoàn toàn khác. rồi cái sản phẩm mình vẫn ở đó. cái Functional Offering của mình. trước giờ vẫn là, hoàn toàn ohuf hợp với dịp này. và đặc biệt một cái quan trọng nữa.

Của Mirinda đó là chọn cái platform để triển khai. Thời điểm đó thì sau âm nhạc. thì hài,. những cái clip hài, funny trên youtube. mình thấy đó là một cái mảng content lớn. Và Mirinda đã quyết định chọn cái Fun party moment. Nhưng mà sử dụng cái Web series. để mình truyền tải thông điệp đó. Mirinda thay đổi toàn bộ câu chuyện về mặt truyền thông. Nó nằm trong một cái lộ trình dài hạn branding. là biến Mirinda trở thành một cái người. một cái người fun party leader. nôm na hình dung câu chuyện nãy anh có chia sẻ rồi. ừm, làm sao để người ta nhìn thương hiệu của bạn. với một cái giá trị cốt lõi. nhưng mà giữa cạnh một cái hình ảnh con người. Thì lúc đó Mirinda. đại diện cho Fun. Vui nhất là nghĩ tới Mirinda. Và Mirinda giống như là đứng ra chủ trì cuộc vui. Thì mình sẽ chọn cái. tất cả mọi thứ xoay quanh nó. mình chọn nền tảng là web series hài.

Mình chọn những cái câu chuyện truyền thông mà. Chiến dịch hồi đó mình còn làm. Cả một chiến dịch liên quan tới troll. Troll bạn bè ở trong trường học. Mình chọn ambassador là Trấn Thành. Thời điểm đó là đại diện cho cái Fun. Tất cả những thứ đó xoay quanh. Để xây dựng được một cái thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu nó rõ ràng. Nó rõ ràng hơn và nó khác biệt hơn. So với Coca, Pepsi. Nó rõ ràng và khác biệt hơn so với 7up. Mình là một người bạn,. một fun party leader,. Đối với những bạn trẻ cấp 2, cấp 3. Và mình triển khai tất cả các mảng. Từ packaging mình đổi mới. Câu chuyện của promotion, truyền thông mình đổi mới. Thì đó là một trong những cái. Anh nghĩ là may mắn mà cũng là một dấu ấn. Mà được làm ở Mirinda. Và được làm trong đúng giai đoạn mà brand cần chuyển mình. Để xây dựng một cái hình tượng rõ ràng. Nằm trong một cái lộ trình marketing cân bằng.

Giữa ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn ở chỗ,. một cái nền tảng ở cái ngành nước. Là availability. Mình phải có mặt ở điểm bán. Thì lúc đó cái. ảnh hưởng của truyền thông. tác động lên cái perception của họ. Họ ok, họ đã có mình trong đầu rồi. Họ muốn ra ngoài, muốn chọn Mirinda. Mình không có những điểm phù hợp với họ. Ví dụ họ là học sinh cấp 2, cấp 3. mình không có mặt ở trường, không có mặt ở canteen. không có mặt ở những cái tụ điểm vui chơi. thì làm sao mình có thể. mình chuyển dịch nó thành một cái business oriented. thì đó là một cái bài học. mình nghĩ cũng là một cái được triển khai. rất là hay ở Pepsi. đó là khi mình nói câu chuyện đó. mình thuyết phục được các kênh xung quang liên quan theo. thì mình có một cái thử nghiệm. mình phủ vào những điểm mà người trẻ ở đó. và khi tất cả mọi thứ nó nằm vào một cái. nằm dưới một cái nền tảng chung.

Mình muốn cái thương hiệu của mình. giành cho người trẻ phân party leader. mình có mặt ở những địa điểm liên quan tới người trẻ. những cái dịp xung quanh đó. thay đổi packaging của mình phù hợp người trẻ hơn. câu chuyện sản phẩm của mình đi từ functional. từ tính năng, lên cái câu chuyện fun party leader. Nó rõ ràng hơn. thì nó tạo ra một cái nền tảng rất là tốt. rất là vui vì sau khi mà. làm ở Mirinda một thời gian á. thì mình thấy cái số nó trả ra. về mặt thị trường. thị phần mình tăng lên. và thật ra CSD mình vẫn vậy. thị phần mình tăng lên tức là mình đâu đó. mình kéo người trẻ từ những cái phân khúc khác. về mặt cola hay là vị chanh. mình kéo người ta sử dụng những cái phân khúc của mình. thì đó là một cái điểm mình thấy được rằng. khi mình làm hoạch định một cái marketing, plan. shortterm, mid-term, long-term.

Nhưng dưới một khía cạnh mình build một cái brand. nó sẽ là sustainable. một cái hình ảnh với giá trị rất là rõ ràng. thì nó sẽ trả ngược lại. những yếu tố chỉ số kinh doanh. nhìn vào nó, nó thật sự là một cái tưởng thưởng. vậy thì nó sẽ khác gì với cái thời gian anh làm ở Samsung. theo em hiểu ở Samsung. mà anh sẽ là làm nhiều về communication. làm nhiều về các chiến dịch. còn ở Mirinda thì cái trọng tâm nó sẽ khác không. trọng tâm về việc communication sẽ ít hơn. và mình sẽ phải làm toàn bộ từ brand strategy. cho tới packaging, rồi mọi thứ đúng không ?. thật ra anh nghĩ thì không phải là ít hơn. mình được làm nhiều hơn. mình vươn ra khỏi khuôn khổ. mình chỉ làm truyền thông thôi. và mình tác động ngược lên packaging. mình tác động được lên cái gọi là. go to market strategy. tức là làm sao phải phù hoạch ra những kênh phù hợp.

Mình tác động được lên sau này có một cái nữa. mình tác động lên cả sản phẩm cơ. tức là mình được nhìn cái thay đổi công thức sản phẩm. thì đó là câu chuyện hoàn toàn khác. nhưng mà ít nhất ở Mirinda nó riêng và. ở Suntory PepsiCo thì mình được làm nhiều hơn. để mình thấy marketing là một cái full funnel. là một cái full process. là một quá trình mình được. làm rất nhiều mảng khác nhau. và mình thấy được rằng tất cả những cái đó được. liền kết chặt chẽ. thì kể từ đó mình xây dựng ra một cái thương hiệu mạnh. và nó trả ngược về số. để có thể tạo ra giá trị cho chính công ty của mình. Chắc là em sẽ recap. Lại cái points này chút xíu là. ở Mirinda thì em nghĩ nó sẽ. không chỉ là câu chuyện communications. mà ở marketing mình sẽ sử dụng rất rộng về marketing. mình sẽ hiểu là cần hết tất cả những thứ. marketing phải làm.

Một là câu chuyện, brand strategy là chiến lược của thương hiệu ra sao. làm sao để mình chọn được đối tượng giới trẻ. là cái đối tượng mình sẽ hướng tới. và cái gì là cái thứ mình sẽ offer. mà mình đưa cho họ. cái thứ 2 là mình tập trung về. câu chuyện product innovation. làm sao để có packaging mới. làm sao để có thời gian cho những cái vị mới chẳng hạn. và cái thứ 3 là về communication. mình mới bắt đầu tạo ra troll, tạo ra trường hợp. bắt đầu làm với Trấn Thành. tất cả mọi thứ nó sẽ là 3 cái mảng lớn. và cái mảng thứ 4 nữa là về. làm sao mình có thể active được brand. ở tại điểm bán. đẩy ra ở availability. đẩy ra là đảm bảo là ở những điểm bán có hàng của mình. thì đấy sẽ là một cái gần như là full process của marketing rồi. Ở Samsung anh được học một câu chuyện. làm sao để support cái brand đấy, reinforce cái brand đấy đúng không.

Định nghĩa campaign. để mà đẩy mạnh cái brand hơn như thế nào. ở Mirinda thì nó là câu chuyện đưa ra cái brand mới. xây dựng một cái thương hiệu mới và đưa ra cái innovation mới. câu hỏi là kinh nghiệm của anh ở Samsung. với kinh nghiệm ở Mirinda nó giúp ích như thế nào. khi mà anh chuyển vào Biti’s. cái câu chuyện của Biti’s. thì mình quay ngược lại cái thời điểm cách đây 5 6 năm. thì mình thấy thời đó Biti’s thật ra vẫn là một cái thương hiệu. nôm na gọi là một thương hiệu quốc dân. nhưng mà người ta nhớ về Biti’s có 2 điểm. Một là người ta nhớ qua cái slogan là Nâng Niu Bàn Chân Việt. và 2 là người ta nhớ đến Biti’s. có thể nói là những yếu tố nó không tích cực lắm. đó là cái sản phẩm thì cũ kĩ. thương hiệu thì lâu đời của cha chú. và đặc biệt là sản phẩm lại gắn liền với cái tính năng đó là bền thôi. chứ những cái như là chất lượng.

Hay những cái về mặt liên quan đến thiết kế này nọ. thì không được đánh giá cao. thì lúc đó mình mới nhận ra một cái vấn đề. mà sau này nó chính là cái việc mình cần thay đổi. đó chính là toàn bộ người trẻ Việt Nam mình. không còn thấy Biti’s là một phần của họ nữa. mà mình thấy nó rất là nguy hiểm. bởi vì khi một người trẻ. họ mất sự kết nối với Biti’s rồi. thì mình rất khó để khi mà. trong những giai đoạn khác của cuộc đời họ. mình có thể tiếp tục kéo họ trở thành khách hàng của mình. mình thấy có một cái thương hiệu mà kinh doanh. tất cả những cái danh mục sản phẩm. mà từ trẻ em mới tập đi. cho đến người trẻ học sinh cấp 2. cấp một, cấp hai, cấp ba. người trẻ đi làm cho đến trung niên. mà mình gãy ở cái khúc ở giữa. tới thời điểm cách đây 5 năm. phụ huynh vẫn có thể mua giày cho trẻ em. cho con em họ đi. nhưng mình tưởng tượng những người trẻ.

Cả những người đang mất kết nối với Biti’s. có quá nhiều sự lựa chọn những thị trường. như thương hiệu Quốc tế. có những hàng fake hàng nhái hàng giả. và họ không có thấy Biti’s. nằm trong cái top sự lựa chọn của họ nữa. thì tưởng tượng họ đã không có kết nối rồi. thì khi mà sau này họ lớn lên. họ xây dựng gia đình, họ có con cái này nọ. rất khó để mình có thể thuyết phục họ sử dụng Biti’s. họ mua Biti’s cho con em họ. thì mình nhận ra được cái sự đứt gãy đó. và đó cũng chính là cái bài toán đặt ra. mà cái đề bài marketing . mình muốn thay đổi cái nhận thức của người trẻ. và khiến cho họ. quay về trở lại thành khách hàng của Biti’s. thì lúc đó mình mới nhìn được và mình thay đổi bằng cách nào. mình thay đổi dựa trên rất nhiều thứ mình phải làm. nhưng cốt lõi bản chất vẫn là phải từ sản phẩm. bởi vì sản phẩm chính là cái.

Mà người ta đầu tiên tìm đến mình. một cái rất là lý tính, một cái nhu cầu thôi. và từ sản phẩm thì anh mới có thể kết nối với họ. anh có thể kể những câu chuyện khác. anh mới có thể gắn yếu tố cảm xúc vào. và xa hơn là anh xây dựng một cái thương hiệu. như một cái. cái con người mà có sự tương tác đối với họ. thì lúc đó Biti’s. mới quyết định là mình ra một cái dòng sản phẩm. đó là Biti’s hunter. chính là dòng sneaker. giày thể thao dành cho người trẻ. dựa trên cái việc sản phẩm sneaker. là một cái xu hướng. và một cái trend thực sự đã được chứng minh. mang tính dài hạn của thế giới. đó là việc người trẻ. thực sự là sneaker trở thành văn hóa đối với họ. thì mình tạo ra dòng sneaker. mình kết nối ngược lại người trẻ với mình. nhưng mà sản phẩm không thôi chưa đủ. mình có thể thay đổi về mặt chất lượng. mẫu mã hình thức.

Nhưng mà những yếu tố khác biệt của mình. so với rất nhiều thương hiệu ngoài kia. nằm ở đâu. lúc đó mình mới nhìn rộng ra. người trẻ lúc đó không chỉ mua giày để họ đi trên chân. để bảo vệ chân nữa. họ thực sự đang đi một cái phong cách. một cái lối sống mà thực sự họ thấy họ thuộc về. và cái phong cách lối sống đó nó được thể hiện. không chỉ qua bản thân sản phẩm. mà còn tại điểm bán. tưởng tượng một đôi giày, mình nói câu chuyện rất hay. thiết kế rất cool. nhưng mà điểm bán sập sệ. không hề mang tính lifestyle. nó cũng ảnh hưởng cái hành trình mua sắm của họ rất nhiều. lúc đó mình mới mở rộng ra cái tác động của mình. là mình thay đổi lại vê bộ mặt của cái cửa hàng. chính là cái “P” place ở trong bản chất của marketing. mình thay đổi hệ thống cửa hàng làm sao để. trải nghiệm mua sắm tốt hơn. trưng bày đẹp đẽ hơn, hợp thời đại hơn.

Và mình mở rộng cái kênh mua sắm của mình. trên những kênh mà phù hợp với giới trẻ hơn. đó chính là Ecommerce. nhưng mà tất cả những cái đó. vẫn chỉ là những cái marketing. business oriented nhưng mà có tính ngắn hạn thôi. nó là nền tảng để mình có thể duy trì. nhưng mà cái yếu tố sustainable. chính là ở vai trò thương hiệu. hình ảnh thương hiệu, giá trị cốt lõi nằm ở đâu. thì lúc đó là bài toán kết nối giữa giá trị. của cái câu slogan ai cũng nhớ. Nâng niu bàn chân Việt. nhưng nâng niu bàn chân Việt đó. có ý nghĩa gì với người trẻ. họ nhìn cái. cốt lõi chữ nâng niu đó nằm ở đâu. thì đó là lúc Biti’s đặt ra bài toán. nhìn vào trong tất cả những cái tâm tư. những cái truyền cảm hứng. những cái mà người trẻ quan tâm xung quanh cuộc sống của họ. để chọn ra một cái yếu tố liên quan. đến ngành hàng giày dép nhất. và đó chính là cái từ trải nghiệm.

Biti’s muốn nâng niu những hành trình trải nghiệm của người trẻ. bởi vì người trẻ là những người luôn luôn đi tìm hiểu. luôn luôn muốn thử cái mới. luôn luôn muốn khám phá thế giới, khám phá bản thân của họ. experience hay trải nghiệm. đó chính là một cái megatrend mà. tất cả người trẻ đều phải trải qua. và mình chọn cái giá trị. đó là nâng niu trải nghiệm. chính là cái cốt lõi của Biti’s hunter. và một cái quan trọng. là nó kết nối ngược lại với giá trị chung của Biti’s. Biti’s muốn thực sự đại diện cho cái từ nâng niu. mình nâng niu bàn chân của những tập khách hàng khác nhau. những bàn chân nó được chuyển thể thành. những bước chân trải nghiệm của người trẻ. những bàn chân nó được chuyển thành. những cái bước phát triển tự do và hạnh phúc của trẻ em. những bàn chân nó trở thành. những cái bước chân mang tính tự do.

Phá bỏ xiềng xích. những cái định kiến của phụ nữ Việt Nam. một cái thương hiệu rộng như Biti’s. một cái rất là khó. để làm sao kể một câu chuyện một giá trị. nhưng mà lại đúng với nhiều tập khách hàng khác nhau. và mình quyết định là mình chọn cái chữ nâng niu đó. nâng niu chính là giá trị cốt lõi của Biti’s. là cái đứng đằng sau toàn bộ những cái hoạt động mà. xây dựng cái branding của Biti’s. và ở mỗi phân khúc khách hàng khác nhau. thì nâng niu sẽ phù hợp với những cái. những cái mang tính. truyền cảm hứng những cái giá trị hay những cái mơ ước. mà những tập khách hàng đó họ. họ thực sự họ tin và họ yêu. thì đối với anh đó chính là cái mà. mình đúc kết được những cái mình đã được học từ những môi trường trước. mình quay ngược lại cái bản chất của việc. marketing là making change in perception. và mình được làm những thứ mang tính.

Tạo ra một cái hoàn toàn mới về mặt sản phẩm. thay đổi những cái về mặt trải nghiệm của người tiêu dùng. mở rộng kênh. và quan trọng nhất là mình được xây một cái thương hiệu hoàn toàn mới. những cái thương hiệu đó kết nối ngược lại với thương hiệu. thương hiệu tổng, và đồng thời một cách nào đó. mình cũng đang góp phần để mình. cho thương hiệu tổng một cái hình ảnh nó rõ ràng hơn. một cái giá trị nó cô đọng hợn. và nó có thể tồn tại một cách bề vững theo thời gian. em muốn hỏi một câu hỏi trực diện. hơi trực diện một xíu là. anh có nghĩ là. hoạt động marketing của anh ở Biti’s thành công không?. câu hỏi này. thẳng vào mặt luôn chứ trực diện gì. đúng nghĩa trực diện luôn. thì anh nghĩ thực ra là cái. cái thành công hay không. thì mình phải có một cái quy chuẩn chung. để mình nói chuyện với nhau. vậy thành công có nghĩa là gì.

Đối với anh thật ra từ lúc đi làm tới thời điểm bây giờ. thành công đối với anh. tất nhiên bên cạnh những cái gọi là, mình hay có cái gọi là. đặt KPI ra thì phải đạt được. đúng không ?. KPI chỉ số đó là. về mặt doanh thu. hay những cái chỉ số mặt thương hiệu về mặt nhận biết. hay là yêu thích của thương hiệu. thì đối với anh đó là những cái mà thật ra ai cũng có thể đặt ra. và đạt được những cái đó mình gọi là thành công. nhưng có một điểm quan trọng hơn. mà đối với anh. bởi vì marketing is life. mà thấy được tất cả những cái thứ mình làm. nó ở ngoài cuộc sống. thì đối với anh đó là sự thành công. khi mình làm ở Biti’s. mình thấy những đôi giày mới mình tung ra. mình thấy những câu chuyện truyền thông mình kể. được người tiêu dùng hưởng ứng. họ tương tác với mình. họ có thể chia sẻ. thậm chí họ có thể phản biện. đó cũng là một cái thành công.

Bởi vì sợ nhất là cái điều. gọi là khi mình nói một cái mà không ai quan tâm. không ai buồn tương tác. Giống như trong tình yêu có một cái. Là ngược lại của yêu không phải là ghét. Bởi vì có cảm xúc mới có yêu và ghét. Ngược lại của yêu chính là sự thờ ơ. Không quan tâm. Thì mình thấy sự thành công của mình đến từ. chính cái việc mà người tiêu dùng hưởng ứng. Họ không chỉ mua những đôi giày của mình. Họ còn bàn tán về đôi giày của mình. Họ không chỉ thấy những cái mẩu truyền thông. Những thông điệp ý nghĩa của mình. Mà họ còn chia sẻ nó. Họ còn tương tác, nói chuyện với nó. Thì đó là thước đó thành công quan trọng nhất. Thấy những cái mình làm. Có một cái vị trí trong cuộc sống thực tế của người tiêu dùng. Dù đó có là khen, là chê. Chê là cái cớ để mình tiếp tục cải thiện. Và đó cũng chỉ là yếu tố của marketing.

Marketing không bao giờ đứng yên. Người ta còn chê. Thì mình còn nhiệm vụ để mình tiếp tục cải tiến. Mình còn nhiệm vụ tiếp tục mình phải. Đào sâu để mình hiểu thêm họ. Cái thú vị của ngành marketing nằm ở chỗ đó. Câu hỏi là. Nếu như mà anh được thay đổi một điều gì đó. Ở trong bất kỳ một cái brand nào trước đây anh từng làm. Thì anh sẽ thay đổi điều gì?. Câu hỏi này thật ra rất là khó, bởi vì. Những cái mình làm thật ra mình. Tất cả sẽ có những cái gọi là thành công và thất bại. Những cái thất bại đó lại là những bài học. Để cho mình thật sự có những cái. Thời điểm bây giờ. Giờ nếu mình thay đổi thất bại thì chưa chắc mình đã thành công được như bây giờ. Và mình có được nhận thức đó. Nhưng mà nếu như có một cái. Được quay trở lại quá khứ thì mình. Mình thay đổi câu hỏi xíu. Nếu được quay trở lại quá khứ. Mình làm mọi thứ khác đi.

Thì chưa chắc. Thì mình sẽ làm gì?. Đối với anh quan trọng nhất là. Giá như thời điểm lúc mình làm. Mình có được cái nhìn nhận mang tính tổng quan như bây giờ. Thì mình có thể làm mọi thứ trọn vẹn hơn. Anh lấy ví dụ, và nếu như mình thay đổi được. Mình muốn tác động lên. Đó là sản phẩm. Bởi vì bản thân anh muốn cốt lõi tất cả mọi thứ mình làm. Thì Marketing đó là kể một sự thật. Mình chọn cái khía cạnh nào. Mà mình có thể kết nối với những cái. Mà người tiêu dùng quan tâm. Để mình có thể thay đổi nhận thức của họ. Thì đó là cái quan trọng. Tất cả mọi thứ xung quanh đều bắt đầu từ cốt lõi sản phẩm. Sản phẩm là điểm quan trọng nhất. Ở Samsung hay Pepsi thật ra cái. Tác động lên sản phẩm nó bị giới hạn. Tất nhiên là cái lý do mình cũng chia sẻ rồi. Thương hiệu toàn cầu thì sản phẩm họ. Họ sản xuất ra phục vụ rất nhiều môi trường.

Rất nhiều thị trường khắc nhau. Và mình tác động lên những cái sản phẩm đó. Ở môi trường nội địa thì nó gần như là không thể. Nhưng mà nếu được quyền thay đổi sản phẩm. Thì đó thật sự sẽ là một cái đặc ân. Trong quá khứ ở Pepsi. Được quyền. Có một cái dự án mà anh rất là nhớ. Một kinh nghiệm rất là lớn. Đó là thay đổi công thức của sản phẩm Mirinda. Mặc dù chỉ là thay đổi một lượng đường thôi. Tức là trong công thức có rất nhiều thứ. Mình thay đổi cái lượng đường trong đó. Nhưng mà để thay đổi cái đó thì mình phải làm rất nhiều thứ. Mình làm việc với rất nhiều bên. Và cái cho mình học được là. Mình phối hợp với nhiều phòng ban khác nhau. Nhưng mà mình vẫn chưa thật sự thấy được cái. Cái đằng sau cái giá trị của mình. Mình đưa vào sản phẩm đó nhiều. Bởi vì lúc đó câu chuyện sản phẩm nó dựa trên việc là. GIá thành của nguyên liệu cao.

Mình cần phải tìm sự thay thế. Nhưng nếu được thay đổi thì anh muốn. Mình sẽ được tác động vào sản phẩm nhiều hơn. Mang tính nội địa hoá nhiều hơn. Bây giờ mình thấy Mirinda có ra vị đá me. Đó chính là cái mà. Cái mà anh mơ ước hồi đó được làm. Những người sau này đã được làm rồi. Mình nếu quay ngược lại quá khứ thì. Nếu mà phải chọn một cái. Đó là chỉnh việc mình được tác động lên sản phẩm nhiều hơn. Như vậy thì em nghĩ cái phần trả lời mà ban nãy nói. Link rất hay đến với câu hỏi tiếp theo của em. Thì em, theo như cái phần vừa rồi thì em thấy là. Mình sẽ chỉ được làm full toàn bộ marketing. Khi mà mình làm ở những cái doanh nghiệp mà. Có innovation brand đúng không? Như là Mirinda. Hoặc là mình làm những doanh nghiệp nội địa. Đang phải chuyển mình như là Bitis. Vậy câu hỏi đặt ra là. Những cái brand lớn mà nó đã thành hình về mặt.

Brand như là Coca, hay là Milo đi. Thì nó có đang giới hạn. Khả năng được làm những thứ. Hoặc là khả năng học hành của marketer hay không?. Thật ra anh nghĩ là marketer. Đối với anh nha, là một cái life long journey để study. Tức là một chằng đường đi học cả cuộc đời. Học nữa, học mãi. Ở những môi trường về mặt công ty quốc tế. Tất nhiên sẽ có những điểm bị giới hạn. Giống như anh chia sẻ những cai liên quan đến sản phẩm. Rất khó để chạm vào hay là. Xây dựng một cái thương hiệu từ zero. Nó rất khó. Vì toàn bộ những thương hiệu đó là thương hiệu toàn cầu. Nó có sẵn nền tảng của nó rồi. Có chăng đem về Việt Nam thì mình nội địa hoá một phần. Nhưng mà ngược lại ở những môi trường đó thì. Mình được học những kiến thức rất nền tảng. Mà đã được chứng thực qua rất nhiều thị trường khác nhau. Và mình học được một cái process.

Họ đã xây dựng được ở nhiều môi trường káhc nhau như vậy. Cách phối hợp rất là bài bản, quy củ. Thì ngược lại ở nội địa. Mình được làm rất nhiều thứ. Bởi vì bản thân sản xuất ở Việt Nam mà. Mình được đụng chạm đến sản phẩm luôn. Nhưng ngược lại những cái quy trình. Mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn thành hình. Thì anh cảm thấy may mắn ở chỗ là. Mình được học từ cả hai môi trường đó. Và đối với anh thật ra là. Cơ hội cho tương lai. Nó sẽ có ở việc khía cạnh. Nội địa hoá của những thương hiệu toàn cầu. Một là đến từ sự vươn lên của những thương hiệu Việt Nam. Hay ở những thị trường khác như thị trường nội địa. Họ vươn lên, họ có thể mạnh để thay đổi sản phẩm. Họ lấy những câu chuyện cực kỳ phù hợp với môi trường nội địa đó. Và họ trở thành một cái đối trọng. Với những thương hiệu nước ngoài. Thì những thương hiệu quốc tế như thương hiệu nước ngoài.

Họ cũng cần phải thay đổi. Anh thấy là đưa ra những cái về mặt. Innovation sản phẩm. Nhưng mà có xuất phát điểm từ phục vụ chính như cầu của từng thị trường một. Là cái mà xu hướng bây giờ các thương hiệu nước ngoài đang thực hiện. Bởi vì khi mà họ đã tới một cái. Mực độ hoàn chỉnh về mặt quy trình. Họ có thể đưa ra được những cái làm sao để. phù hợp với những thị trường riêng. Và khi đso họ sẽ chủ động hơn trong việc tiếp tục. Sở hữu cái thị phần của họ, thậm chí là mở rộng hơn nữa. Nhưng đó là một cái cơ hội mà anh thấy đó là xu hướng. Nhưng ngược lại thì. Môi trường nào cũng sẽ có cái ưu nhước điểm của nó thôi. Mình không thể nào muốn môi trường hoàn hảo quá được. Nhưng mà ở đâu mình cũng sẽ học được. Bởi vì khẳng định lại đối với anh, marketing là một cái. Lúc nào mình cũng sẽ phải học. Em đồng ý với điểm đó.

Bởi vì em nghĩ là ở những công ty lớn. Hoặc là ở những brand mà nó thành hình,. Có một điểm đến là branding là gì. Một cái brand thành công nó sẽ được nhìn nhận như thế nào. Mình phải làm gì để bảo vệ nó đúng không?. Và các bạn sẽ nhìn được điểm đến, tại vì gần như marketing. Đi rất lâu để đến được cái chặng đó. Thì em nghĩa là một cái sự cân bằng. Trong việc mình vừa làm trong một cái công ty lớn có brand thành hình. và việc sau đó mình bắt đầu. Reach out qua những doanh nghiệp. Mà mình làm full procession marketing. Thì nó sẽ cho mình cái kinh nghiệm rất là đầy đủ. Như anh Cường đã có trong rất nhiều năm gần đây. Mình đã nói rất nhiều về marketing rồi. Có nghĩa là mình. Có một khúc cuối nó dễ thở hơn đi. Nếu mà tưởng tượng là ngày mai anh được làm CMO. Bất kỳ một công ty nào, bất kỳ một thương hiệu nào trên thế giới.

Anh sẽ làm công ty nào và anh sẽ thay đổi điều gì đầu tiên?. Ok, câu này tính ra nãy giờ là câu khó nhất. Mình phải tưởng tượng. Thật ra anh nghĩ là có rât nhiều công ty anh muốn làm. Nó sẽ dựa trên những tiêu chí liên quan đến việc. Một là thật sự tạo ra những giá trị lớn. Mình thấy là making change. Nhưng mà thật sự cái change đó nó lớn đến mức độ nào?. Và nó tích cực đến mức độ nào? Đó là tiêu chí đầu tiên mà anh sẽ chọn. Nếu mà được đến công ty tiếp theo. Và cái thứ hai là cái personal interest. Tức là cái đam mê của mình, cái sự phù hợp của cá nhân mình. Nó có thể đến từ đam mê, đến từ sở thích. Hay thậm chí nó đến từ định hướng cho cái tương lại của mình. Thì thường anh sẽ nhìn vào những yếu tố đó để anh cân nhắc. Anh nghĩ nếu phải chọn thì anh sẽ. Chắc là mình sẽ. Dựa trên những cái xu hướng là mạng xã hội.

Anh nghĩ những cái nền tảng như là Tiktok. Insta và đặc biệt là Tiktok. Thật sự là tạo ra một cái, thật sự là một game changer. Khi mà thế giới tưởng thấy Facebook gần như là nắm toàn bộ. Facebook, Google, và đặc biệt là Youtube. nắm giữa toàn bộ những cái interest của người ta. Anh Tiktok nhảy vào và thay đổi cuộc chơi. Vì Tiktok mà Facebook phải ra những cái gọi là Youtube shorts. À Google phải ra cái Youtube shorts. Hay Facebook phải ra Reels trên Instagram. Gần đây là Reels cho chính Facebook luôn. Anh thấy là Tiktok thật ra họ có một cái rất khác biệt về sản phẩm. Về cái nền tảng của họ. Và có một cái điều mà anh muốn thật sự làm ở Tiktok. Đó là về sức mạnh trong cộng đồng rất lớn. Nếu như bạn sở hữu một nền tảng như Tiktok. Nhưng mà với sức mạnh lớn như vậy. Đến một cái câu, một cái tâm niệm trong phim Spiderman mà anh yêu thích.

Có cái năng lượng. Cái power càng lớn thì đi với trách nhiệm càng lớn. Thì khi mình có một cái sức mạnh như vậy. Mình làm được gì để mang đến tích cực. Cho không chỉ cộng đồng của mình. Mà còn rộng ra hơn cho xã hội. Mà bởi vì Tiktok có phạm vi toàn cầu nữa. Thế giới mình có rất nhiều thứ đang. Hơi gọi là nhiễu loạn. Anh nghĩ với một nền tảng như Tiktok sẽ có sức mạnh làm được điều đó. và nếu như mình. Có thể được đóng vai trò. Cầm trịch cái phần đó thì sẽ có tác động lớn hơn. Chưa biết đúng hay sai. Chưa biết nó tốt cho cái business oriented hay không. Nhưng mà anh nghĩ là anh sẽ quan tâm đến khả năng sustainable. Cho chính cái nền tảng đó. Và cho chính cái giá trị tạo ra trong cộng đồng. Hy vọng là ngày mai thì. HR của Tiktok sẽ liên lạc với anh Cường để phỏng vấn anh. Ok, vậy là mình cũng đã. Kết thúc cái phần trao đổi và em hy vọng là.

Các bạn cũng đã hiểu rất rõ về khái niệm Branding marketing. Thì rất cảm ơn anh Cường cho các buổi trò chuyện ngày hôm nay. Vậy trước khi mình kết thúc thì Linh sẽ tóm tắt lại một vài ý chính. Mà Linh và anh Cường đã trao đổi trong ngày hôm nay. Thì đầu tiên là định nghĩa về marketing. Marketing cuối cùng cái authentic của nó là. Make change on perception tức là thay đổi cái nhận định. Thay đổi những thứ trong suy nghĩ. Của consumer, của tất cả audience. Và đảm bảo là họ tạo ra những giá trị cho business. Và ở một cách rất là mang tính dài hạn thì đó sẽ là bước đầu tiên. Cái thứ hai là. Marketing bao gồm rất nhiều những cái khác nhau. Bao gồm từ việc tạo ra những chiến lược về mặt marketing. Hiểu thị trường. Tạo ra những cái communication. Cái chiến lược truyền thông. Cái thứ ba là tạo những ra cái điểm hoạt động tại điểm bán.

Thì đấy rất là toàn bộ hoạt động về marketing. Trong đó thì Branding. Xây dựng thương hiệu sẽ là một phần của marketing. Branding sẽ là một cái đích đến để cho. Một cái icon, một cái idea. Thể hiện cái sứ mệnh đó, cái sự change đó. Thông qua những connection, thông qua những cái trải nghiệm của người tiêu dùng. Một cái câu chuyện mà người ta hiểu được thất sự là. Brand nó tồn tại vì điều gì. Và nó thể hiện những sự thay đổi nào. Có số ba là cái rất quan trọng mà Linh và Cường nói rất nhiều. Đấy là tất cả những cái marketing và branding phải dựa trên sự thật. Mình sẽ không thay đổi sự thật. Và mình sẽ phải đảm bảo là. Mình có trách nhiệm với tất cả những hoạt động marketing và branding của mình. Một cái note thứ tư nữa. Mà đây là quan điểm cá nhân của Linh với anh Cường thôi. Là ở tất cả những cái công ty. Mình sẽ đều học được một cái gì đó.


https://youtu.be/7ikg0UA6kusKhi mình làm ở Biti’s. mình thấy những đôi giày mới mình tung ra. mình thấy những câu chuyện truyền thông mình kể. được người tiêu dùng hưởng ứng. Họ tương tác với mình. Họ có thể chia sẻ, thậm chí họ có thể phản biện. đó cũng là một cái thành công. Bở

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *